Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đồng vận kèm liệt mặt?
Liệt mặt có rất nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể là gì mời bạn đọc theo dõi phần tư vấn của BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn - Phó khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115.
Lời đầu tiên, MC xin phép được thay mặt ban biên tập AloBacsi gửi đến BS Nguyễn Cao Viễn lời chúc mừng BS đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp BS chuyên khoa 2. BS có thể chia sẻ đôi điều về công trình nghiên cứu được đề cập đến trong luận văn của mình được không ạ?
BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:
Từ lâu, tôi đã quan tâm tới mảng liệt để điều trị cho người bệnh. Đề tài luận văn chuyên khoa 2 của tôi là liệt đám rối thần kinh tay. Vấn đề này có rất nhiều thể loại khác nhau. Tuy nhiên đề tài luận văn chỉ đề cập đến vấn đề rất nhỏ là liệt không hoàn toàn. Đề tài cũng đã được hội đồng đánh giá khá tốt.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng liệt mặt?
BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:
Liệt mặt có khoảng 175 nguyên nhân khác nhau, được chia thành 6-8 nhóm chính. Một số nhóm chính thường gặp như: mạch máu não, nhiễm trùng, virus, chấn thương, ung bướu, tự miễn.
Ở Việt Nam, chúng ta gặp tương đối nhiều: tai biến mạch máu não, u tuyến mang tai, nhiễm khuẩn do virus hoặc thời tiết lạnh.
2. Các phương pháp điều trị liệt mặt là gì? Khi nào cần phẫu thuật?
BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:
Liệt mặt có rất nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Ví dụ: tai biến mạch máu não thì phải điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp mạch. Nếu như liệt do virus thì phải điều trị bằng thuốc trước. Liệt do nhiễm lạnh thì điều trị bằng vật lý trị liệu và thuốc.
Vấn đề phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 được đề cập đến khi những phương pháp điều trị nội khoa thất bại. Thời gian điều trị nội khoa kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
Liệt dây thần kinh số 7 được chia thành 2 nhóm: liệt trung ương và liệt ngoại biên.
Nếu liệt trung ương như u não; liệt ngoại biên do vết thương thì phải phẫu thuật sớm. Hoặc là trong quá trình phẫu thuật u thần kinh, u tuyến mang tai phát hiện đứt dây thần kinh thì phải truyền ghép liền thần kinh liền. Như vậy, khả năng phục hồi của người bệnh sẽ sớm hơn, tốt hơn.
MC Hiền Thục và BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn - Phó khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115
3. Liệt mặt nhiều năm/ nhiều tháng, chữa được không?
BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:
Vấn đề phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 không đề cập đến thời gian liệt bao lâu. Nếu liệt lâu mà chức năng của người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều thì vẫn có thể phẫu thuật được. Một số người liệt 50 năm nhưng đến già mới phát hiện ra vẫn có khả năng phẫu thuật.
Tuy nhiên, để phẫu thuật được còn liên quan đến nhiều vấn đề như sức khỏe, các bệnh lý kèm theo, tình trạnh hiện tại của người bệnh,...
Liệt dây thần kinh số 7 được điều trị sớm thì cách thức điều trị sẽ khác với người điều trị muộn.
Trường hợp trên, theo tôi vẫn điều trị được nếu bệnh lý kèm theo của bệnh nhân không chống chỉ định với phẫu thuật. Đa phần phẫu thuật những trường hợp liệt muộn là chuyển cơ, chuyển khối cơ từ nơi khác lên, nối ghép các thần kinh bên cạnh như thần kinh cơ cánh, thần kinh 11, thần kinh 12. Như vậy, nếu bệnh nhân có sức khỏe tốt, bệnh nền tốt thì vẫn có thể phẫu thuật để lấy lại nụ cười.
4. Vì sao có hiện tượng “đồng vận” và cách khắc phục như thế nào?
BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:
Liệt dây thần kinh số 7 được chia thành 2 nhóm.
Liệt bell, tức là liệt toàn bộ, mắt không nhắm, miệng méo sang một bên. Đa phần liệt hoàn toàn là liệt ngoại biên. Liệt hoàn toàn phải chuyển cơ, nối thần kinh trực tiếp, hoặc ghép thần kinh từ bên này sang bên kia.
Hiện tượng đồng vận có 2 trường hợp.
Thứ nhất, sau khi liệt dây thần kinh số 7 hồi phục thì có hiện tượng đồng vận. Chẳng hạn, sau 1 đêm ngủ, bạn bị lạnh, liệt dây thần kinh số 7 khiến bạn bị méo miệng. Sau thời gian tập vật lý trị liệu, massage, châm cứu thì bệnh nhân hồi phục lại. Khi đó, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng vận.
Hiện tượng đồng vận là khi bạn chu miệng thì mắt nhỏ lại, hoặc nhắm mắt lại thì miệng bị kéo ra sau; khi cười mắt bị nhắm lại. Những hiện tượng như vậy sẽ làm cho người bệnh rất khó chịu. Đặc biệt, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy mặt bị co rút.
Khi bệnh nhân bị liệt xong, dây thần kinh tạm thời bị gián đoạn. Những dây thần kinh bị tổn thương bắt đầu mọc ra, đi lộn chỗ và không đi đúng theo định hướng. Trước đây, thay vì nhắm mắt là 1 dây thần kinh độc lập thì giờ nó bị ảnh hưởng bởi các nhánh khác. Đó được gọi là hiện tượng đồng vận.
Khi thần kinh tạm thời bị liệt thì cơ vùng đó không hoạt động. Nếu như không tập vật liệu thì sẽ dẫn tới hiện tượng sơ dính, cơ teo lại và thoái hóa. Và sau này có hồi phục được thì cơ cũng sẽ không trở lại chức năng ban đầu. Bởi vì cơ vùng mặt có khoảng 43 cơ, chia đều cho mỗi bên. Nếu phục hồi bằng chuyển cơ thì chỉ chuyển được 1 cơ, và không thể phục hồi lại nụ cười tuyệt vời. Tuy nhiên, khi nói thì vẫn còn hiện tượng méo miệng.
Khi mà hiện tượng thần kinh mọc lộn chỗ dẫn tới tình trạng co thắt rất dữ dội. Sau khi điều trị xong, người bệnh sẽ cảm giác dễ chịu trên khuôn mặt. Người bệnh cần hiểu là khi cơ đã hư ở một số vùng rồi thì khắc phục rất khó và không thể đưa lại nụ cười như ban đầu.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ở giai đoạn sớm, hiện tượng co thắt cơ chỉ mọc nhiều ở 1 nhánh thì sau khi phục hồi nụ cười bệnh nhân trở lại rất tốt.
(Mời xem tiếp Phần 2 - Tháo gỡ tất tần tật thắc mắc về hiện tượng động vận do liệt dây thần kinh số 7)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình