Hotline 24/7
08983-08983

Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường hiện nay được coi như đại dịch của bệnh không lây, trong đó tiểu đường type 2 chiếm 90% các trường hợp tiểu đường. Bệnh tiểu đường type 2 là bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó có biến chứng trên hệ tim mạch, nặng nề nhất là biến chứng động mạch vành: “Nhồi máu cơ tim”. Đây là một trong những nguyên nhân tử vong cho người đái tháo đường.

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, khiến mạch máu dễ bị tổn thương. Kèm theo đó là hiện tượng tăng đông do rối loạn các yếu tố tham gia quá trình đông máu, dẫn đến hậu quả cuối cùng là hình thành cục huyết khối gây tắc hoặc bán tắc mạch vành dẫn  đến tình trạng nhồi máu cơ tim.

Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường tăng gấp 2-4 lần so với những bệnh nhân không mắc tiểu đường, làm tăng tỉ lệ nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó tỉ lệ nhồi máu cơ tim thầm lặng ở người bệnh tiểu đường cũng thường gặp hơn, ít triệu chứng báo hiệu trước đói. Thêm vào đó, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường thường là tổn thương nhiều thân động mạch, tổn thương xơ vữa lan tỏa, gây khó khăn trong quá trình can thiệp.

I. Thế nào là nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim ấy sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội.

II. Nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim là gì?

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, khiến mạch máu dễ bị tổn thương. Kèm theo đó là hiện tượng tăng động do rối loạn các yếu tố tham gia quá trình đông máu, dẫn đến hậu quả cuối cùng là hình thành cục huyết khối gây tắc  hoặc bán tắc mạch vành dẫn  đến tình trạng nhồi máu cơ tim.

III. Dấu hiệu nào cảnh báo nhồi máu cơ tim bệnh tiểu đường?

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim ở người mắc bệnh tiểu đường gồm: Khó thở; thay đổi tri giác; ngất hoặc tụt huyết áp < 90/60 mmHg.

IV. Người bệnh cần làm gì để phát hiện sớm sự hiện diện của nhồi máu cơ tim khi bị tiểu đường?

Để có thể phát hiện sớm sự hiện diện của nhồi máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường, người bệnh cần đi khám bệnh định kỳ để được thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết để tầm soát bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần nắm rõ các triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng sớm của bệnh. Cần chú ý triệu chứng đặc trưng là cơn đau thắt ngực. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nặng ngực vùng sau xương ức, đau như bóp nghẹt tim, lan lên cằm, vai trái và lan xuống mặt trong cánh tay trái. Lúc đầu cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức, sau đó cơn đau xuất hiện khi người bệnh làm những việc nhẹ thông thường và nặng hơn nữa cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nằm nghỉ. Cơn đau thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, nếu cơn đau kéo dài quá 15 đến 20 phút, phải nghĩ đến tình trạng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra. Tuy nhiên, ở bệnh nhân đái tháo đường, triệu chứng của bệnh tim mạch đôi khi rất nghèo nàn và không điển hình làm người bệnh rất khó phát hiện và dễ bị bỏ qua.

Xem thêm: Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường: Nguyên nhân và cách kiểm soát

V. Làm thế nào để phòng ngừa nhồi máu cơ tim do tiểu đường?

Để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim, bệnh nhân tiểu đường phải tiếp cận kiểm soát đa yếu tố:

Hoạt động thể lực: ít nhất 150 phút/tuần, phối hợp aerobic và kháng lực mạnh tùy theo từng bệnh nhân.

Giảm lượng calories ở bệnh nhân tiểu đường type 2 mắc bệnh béo phì.

Không hút thuốc lá: hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ độc lập tử vong sớm, biến cố bệnh tim mạch do xơ vữa và gia tăng bệnh tiểu đường nên tránh, kể cả hút thuốc thụ động (ngồi gần những người hút thuốc).

Điều trị chống ngưng tập tiểu cầu cho bệnh nhân nguy cơ cao và rất cao.

Statin tùy theo nguy cơ bệnh nhân: chúng ta có một chiến lược cụ thể và đạt HbA1c mục tiêu.

Cá thể hóa huyết áp: huyết áp nên ở mức: tâm thu 130 mmHg cho hầu hết bệnh nhân tiểu đường, nếu dung nạp dưới 130, nhưng không nên < 120 mmHg; đối với người trên 65 có thể 130 - 139 mmHg. Huyết áp tâm trương dưới 80, nhưng không nên <70 mmHg. Bệnh nhân nên đo huyết áp tại nhà mỗi ngày để theo dõi huyết áp.

Sàng lọc nguy cơ tim mạch: ít nhất 01 lần/năm.

Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp: để làm giảm nguy cơ biến chứng vi mạch (bệnh thần kinh, bệnh thận, bệnh võng mạc)

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường và tim mạch theo chỉ định của bác sĩ

Tóm lại, bệnh tiểu đường làm tăng hình thành mảng xơ vữa động mạch và tạo huyết khối, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nhận biết bệnh tiểu đường ở giai đoạn sớm có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X