Người có HIV cần theo dõi những chỉ số xét nghiệm gì?
Bài viết của BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình cho biết người có HIV được điều trị bằng những thuốc gì, cần theo dõi những chỉ số xét nghiệm, cách bao lâu cần làm xét nghiệm theo dõi HIV...
1. Để khẳng định chắc chắn một người đã bị nhiễm HIV thì cần làm những xét nghiệm gì?
- Xét ghiệm tìm kháng nguyên và kháng thể HIV
- Xét nghiệm axit nucleic (NAT) hay đo tải lượng virus HIV (còn được gọi là xét nghiệm RNA)
2. Người có HIV được điều trị bằng những thuốc gì, mục tiêu điều trị là gì?
Cho đến nay, HIV là một trong những bệnh nguy hiểm nhất và chưa có thuốc điều trị nào có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Thuốc kháng virus ARV được coi là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay,thuốc này chỉ khống chế Virus HIV.
Mục tiêu của điều trị là:
- Ức chế tối đa nhân bản của HIV trong máu, trong cơ thể
- Phục hồi hệ thống miễn dịch của cơ thể
- Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV
- Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn tình/bạn chích)
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
3. Trong quá trình điều trị, người có HIV cần theo dõi những chỉ số xét nghiệm gì, bao lâu làm một lần?
Trong quá trình điều trị thuốc ARV người nhiễm HIV cần theo dõi chỉ số xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu cơ bản như: hồng cầu Hb, bạch cầu lympho, creatinin máu, ALT, AST, glucose, cholesterol, triglyceride cách 6 tháng kiểm tra 1 lần để theo dõi việc uống thuốc.
- Xét nghiệm máu CD4: dưới 300mm3, 6 tháng kiểm tra 1 lần, trên 300 thì 1 năm kiểm tra 1 lần.
- Xét nghiệm tải lượng Virus nếu dưới ngưỡng (200 bản sao/ 1ml máu) thì 1 năm làm 1 lần, trên ngưỡng thì 6 tháng làm 1 lần.
4. Các xét nghiệm này ở những bệnh viện nào có làm, chi phí khoảng bao nhiêu, có được BHYT thanh toán không?
- Các xét nghiệm máu cơ bản thì các cơ sở y tế có phòng xét nghiệm đều có thể làm được, chi phí khoảng 300.000đ-500.000đ.
- Các xét nghiệm CD4 và tải lượng virus HIV thì Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Viện Pasteur có làm. CD4 chi phí khoảng 600.000đ, tải lượng virus khoảng 1.800.000đ
- Được bảo hiểm y tế thanh toán.
5. Có những bộ test tại nhà để thay cho việc đến bệnh viện xét nghiệm theo dõi HIV không?
Không có test làm tại nhà.
6. Các chỉ số xét nghiệm theo dõi HIV có bị ảnh hưởng bởi thức ăn, thuốc hay các bệnh lý khác đi kèm không?
Các xét nghiệm CD4, tải lượng virus không ảnh hưởng bởi thức ăn, thuốc hay các bệnh lý khác đi kèm.
7. Khi tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, liệu họ có thể quan hệ tình dục không dùng bao cao su mà không sợ lây?
Khi kết quả xét nghiệm cho biết tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, khi quan hệ tình dục cũng phải dùng bao cao su để đảm bảo an toàn cho bạn tình.
8. Người có HIV cần lưu giữ những kết quả xét nghiệm của mình trong bao lâu?
Người có HIV cần lưu giữ những kết quả xét nghiệm theo dõi bệnh của mình suốt đời và không được hủy bỏ.
9. Người có HIV khi đi khám tổng quát không tiết lộ mình nhiễm HIV có được không?
Người có HIV 6 tháng cần khám tổng quát 1 lần, và khi đi khám tổng quát phải thông báo với bác sĩ tình trạng mình bị nhiễm HIV với bác sĩ trực tiếp thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình