Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những loại rau, củ nào?
Rau củ quả là nhóm thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Các loại rau củ quả giúp bổ sung nhiều nhóm vitamin và khoáng chất cũng như lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe và đồng thười giúp cải hiện triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày rất hiệu quả.
Rau củ, trái cây là những thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày, không chỉ có tác dụng bổ sung dưỡng chất, còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý, thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể. Viêm loét dạ dày là một bệnh lý về tiêu hóa thường gặp, do đó người bệnh cần đặc biệt chú trọng trong vấn đề ăn uống và cần xác định được khi bị viêm loét dạ dày nên ăn những loại rau củ gì. Dưới đây là một số loại tốt cho sức khỏe dạ dày, người bệnh không nên bỏ qua.
I. Những loại rau củ tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
1. Rau cải bẹ xanh
Theo các chuyên gia, cải bẹ xanh là loại rau nên có mặt trong bữa ăn của người bị trào ngược dạ dày. Trong loại rau này có nhiều vitamin, chất xơ, protein, albumin,… giúp kiểm soát lượng axit được tiết ra, phòng ngừa xuất huyết dạ dày, kích thích đường ruột và ổn định hệ tiêu hóa.
2. Rau bắp cải
Trong các loại rau, bắp cải là loại có hàm lượng chất xơ và tính kiềm cao nhất. Do đó, loại rau này không thể vắng mặt trong thực đơn của người bị trào ngược dạ dày. Bắp cải có chất xơ, canxi, magie, folate, vitamin C, B6, K,… giúp làm lành ổ loét dạ dày nhanh chóng. Lượng chất xơ trong bắp cải rất tốt cho ruột và giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây nên. Để giữ lại dưỡng chất bạn nên ép bắp cải sống lấy nước uống.
3. Rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng bởi chứa nhiều chất nhầy, chất xơ. Khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.
4. Súp lơ
Súp lơ chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể người bị trào ngược dạ dày. Sulforaphane là chất chống viêm trong súp lơ, có khả năng tấn công và tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày. Bên cạnh đó, chất xơ, vitamin, khoáng chất trong súp lơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
5. Rau muống
Rau muống có tính mát giúp giải độc và làm dịu dạ dày bỏng rát do axit. Chất xơ dễ tiêu hóa của rau muống giúp:
- Quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn
- Phòng ngừa táo bón
- Chứng khó tiêu.
- Vết loét niêm mạc nhanh lành
6. Rau ngót
Rau ngót là loại rau lành tính và giúp thanh nhiệt, làm dịu dạ dày. Rau ngót có chứa chất Papaverin có tác dụng giảm đau hiệu quả. Lượng chất xơ dễ tiêu hóa dồi dào trong rau ngót giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi đường ruột và hệ tiêu hóa.
7. Rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi. Loại rau này có thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho cho người bị trào ngược dạ dày. Khi vào trong cơ thể, rau sẽ tiết ra chất chống viê và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hàm lượng chất xơ trong rau chân vịt hữu ích đối với hệ tiêu hóa.
8. Rau diếp cá
Trong rau diếp cá có chứa Mangan, vitamin (A, B, C, K) tham gia điều tiết sản xuất acid dạ dày. Chất xơ trong loại rau này cũng có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
9. Rau xà lách
Rau xà lách mềm, dễ tiêu hóa và cung cấp lượng lớn nước, chất khoáng và vitamin. Rau xà lách có tác dụng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn thông qua đó phòng chống bệnh táo bón. Ăn rau xà lách cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể mà dạ dày không phải hoạt động quá tải.
10. Lá mơ
Nhắc đến loại rau tốt cho người bị trào ngược không thể bỏ qua lá mơ. Lượng tinh dầu, vitamin C, caroten trong lá mơ giúp giảm đáng kể tình trạng sưng viêm. Theo Đông y, loại lá này có khả năng cải thiện tình trạng tăng acid dạ dày, giảm đau dạ dày hiệu quả, an toàn. Hoạt chất caroten giúp bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa ung thư dạ dày. Trong lá mơ cũng có lượng lớn protein, giúp chữa lành tổn thương dạ dày nhanh chóng và tham gia vào quá trình tái tạo tế bào.
11. Tía tô
Trào ngược dạ dày nên ăn rau tía tô. Bởi các tinh dầu dihydrocumin,perillaldehyd và limonen trong tía tô có tác dụng chống dị ứng và chống viêm. Do đó, chúng giúp:
- Các vết loét dạ dày mau lành
- Hạn chế tình trạng tiết axit dạ dày quá mức.
- Giảm các cơn đau dạ dày thực quản hiệu quả.
12. Rau mùi tây
Trong mùi tây có rất nhiều vitamin, chất xơ, canxi, sắt,… giúp loại bỏ lượng acid dư thừa trong dạ dày. Mùi tây kháng viêm tốt và cải thiện chứng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu. Bên cạnh đó, loại rau này còn có khả năng ngăn ngừa xuất huyết dạ dày.
Xem thêm: Top 7 loại thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên tránh xa
13. Rau cần tây
Cần tây rất tốt cho sức khỏe con người đặc biệt là người bị trào ngược dạ dày. Magie và một số khoáng chất trong cần tây giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm sự phát triển của các vết loét trong đường tiêu hóa. Nghiên cứu trên Tạp chí Sinh học Dược phẩm cho thấy cần tây chứa một loại chiết xuất ethanol bảo vệ nhất định có thể bổ sung chất nhầy dạ dày cần thiết để bao phủ niêm mạc dạ dày và kiểm soát lượng axit dạ dày tiết ra.
14. Thì là
Theo các chuyên gia tiêu hóa, thì là rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Thì là có lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Trong loại rau này còn có chất chống oxy hóa – Flavonoid, giúp kháng viêm và xoa dịu cơn co thắt đau dạ dày.
15. Nha đam
Ngoài lượng dinh dưỡng đáng kể, nha đam còn chứa 200 hoạt chất sinh học giúp hạn chế tiết axit dạ dày. Nhờ vậy, dùng nha đam có tác dụng:
- Đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn
- Giảm táo bón
- Làm dịu dạ dày.
- Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Đậu rồng
Đậu rồng giàu chất chống oxy hóa làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đậu rồng dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và hỗ trợ các hoạt động của dạ dày diễn ra trơn tru. Lượng Vitamin A dồi dào trong đậu rồng giúp các vết loét dạ dày mau chóng lành lại.
16. Hoa chuối
Hoa chuối cung cấp chất xơ và giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa. Ăn hoa chuối giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,…
17. Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều nước giúp làm dịu dạ dày và bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Cà rốt có chứa các chất xơ hòa tan chống táo bón và khó tiêu. Ăn cà rốt giúp làm giảm các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa.
18. Khoai lang
Trong khoai lang có hàm lượng chất xơ và tinh bột dồi dào, tác dụng trung hòa axit dạ dày, duy trì nồng độ pH, tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, táo bón ở người bị trào ngược dạ dày.
19. Khoai tây
Các nhà khoa đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn đặc biệt, có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Nước ép khoai tây giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, tạo một lớp bảo vệ che phủ vết loét, từ đó giúp chữa lành vết thương.
II. Người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý khi sử dụng rau củ
Đối với người bị trào ngược dạ dày, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng. Để có thể giữ được các chất dinh dưỡng trong rau, khi lựa chọn nguyên liệu, chế biến và bảo quản cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn rau sạch để sử dụng, tốt nhất nên mua tại cửa hàng rau sạch có giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng.
- Bổ sung rau xanh, rau mọng nước bởi nó rất tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.
- Không nên bỏ nước luộc rau vì trong đó có chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
- Không ăn rau khi thấy dấu hiệu thối, úng.
- Không nên để rau quá lâu trong tủ lạnh.
- Không nên ăn nhiều rau sống bởi nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng và trứng giun.
- Đối với các loại rau thơm, rửa kỹ và ngâm nước muối loãng trước khi sử dụng.
- Hạn chế tiêu thụ những loại rau có tính axit cao.
- Hạn chế ăn rau xào vì có nhiều dầu mỡ, gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Hạn chế ăn các loại rau muối chua, kết hợp với các gia vị như giấm, ớt,…
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình