Hotline 24/7
08983-08983

Mùa COVID, đừng quên đột quỵ có thể ghé thăm bất cứ lúc nào

Đột quỵ có thể ghé thăm bạn bất cứ lúc nào, dù là ngày tháng bình yên hay lao đao dịch bệnh. Trong mùa COVID, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã cứu chữa nhiều trường hợp nhồi máu não, xuất huyết não trong tình trạng hiểm nghèo.

Cứu sống bệnh nhân nhồi máu não vào phút cuối của giờ vàng

Bệnh nhân L.V.K. (48 tuổi, ở Cần Thơ) vốn có tiền sử cao huyết áp. Ngày 1/4, ông K. bỗng nhiên bị yếu nửa người trái, lơ mơ, được người thân đưa vào trung tâm y tế gần nhà, sau đó chuyển viện đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vào giờ thứ 5.

Kết quả chụp MRI cho thấy bệnh nhân bị nhồi bán máu não bán cầu phải kèm tắc/hẹp nặng động mạch cảnh trong phải từ gốc, các bác sĩ quyết định lấy huyết khối động mạch bằng DSA.

Mặc dù bệnh nhân đến bệnh viện trong những phút cuối của giờ vàng nhưng nhờ sự phối hợp của rất nhiều chuyên khoa từ Chẩn đoán hình ảnh, DSA, ICU và Ngoại thần kinh, bệnh nhân đã vượt qua thời khắc nguy hiểm và hồi phục rất tốt.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng may mắn như thế. Đã nhiều trường hợp đáng tiếc khi vào bệnh viện không được chẩn đoán sớm trong giờ đầu, không được can thiệp, sau 1 ngày mới đến được Bệnh viện SIS thì cơ hội không còn nữa.

Xuất huyết não do vỡ 2 túi phình cổ rộng

Vào viện trong tình trạng yếu liệt nửa người, bà H.T.G. (59 tuổi) được Bệnh viện SIS chẩn đoán xuất huyết não do vỡ 2 túi phình động mạch não giữa cổ rộng sau khi chụp MRI. Trước đó, tại bệnh viện ở Châu Đốc, gia đình có 2 lựa chọn là đi TPHCM hoặc Cần Thơ, người nhà quyết định đến Bệnh viện S.I.S cho kịp giờ vàng.

Bệnh nhân được can thiệp đặt coil bít túi phình. Sau can thiệp 3 ngày, bà G. hồi phục gần như 90%.

Trường hợp này theo cách điều trị trước đây xuất huyết não do vỡ túi phình phần lớn là phải mổ hở để kẹp túi phình. Tuy nhiên với những túi phình ở vị trí sâu hoặc bệnh nhân có thể trạng kém thì không thể mổ được do nguy cơ tử vong rất cao. Ngày nay, với kỹ thuật can thiệp nội mạch ít xâm lấn, không làm tổn thương thần kinh, không để sẹo vết ảnh hưởng thẩm mỹ, bệnh nhân phục hồi nhanh, không bị ảnh hưởng tâm lý, có thể trở lại cuộc sống như bình thường.

Bệnh nhân hôn mê, liệt tứ chi, ngưng thở vì tắc nhiều mạch máu

Trường hợp ông N.V.M. (67 tuổi, ở Cần Thơ) có lẽ là căng thẳng và ngoạn mục nhất đến với Bệnh viện S.I.S trong mùa COVID. Khi nhập viện, ông M. đã hôn mê, liệt tứ chi, ngưng thở, trên đường cấp cứu từ bệnh viện khác chuyển qua còn gặp tai nạn giao thông. Trước đó 4 giờ, ông M. đột ngột nói đớ, tay chân bên trái yếu rồi lơ mơ.

Các bác sĩ Bệnh viện S.I.S xác định bệnh nhân bị tắc nhiều mạch máu, tắc động mạch cảnh trong trái, tắc động mạch thân nền, phình động mạch cảnh trong phải 10mm. Nếu không điều trị hoặc điều trị ko đúng phương pháp thì nguy cơ tử vong gần như chắc chắn.

Ông M. đã được can thiệp đặt stent điều trị hẹp động mạch ngoài sọ bằng DSA, động mạch đốt sống phải và động mạch cảnh trong phải. Sau can thiệp, bệnh nhân hồi phục tốt, thực hiện được hiện được các yêu cầu của bác sĩ.

Té ngã sơ sơ, không ngờ tụ máu dưới màng cứng

Khác với 3 trường hợp trên, việc phát hiện bệnh của ông Đ.H.H. (58 tuổi, ở Cần Thơ) có phần long đong.

Đầu tháng trước ông H. lên sửa mái nhà, nhưng mới leo được nửa cái thang (1.6m) thì trượt chân té. Bấy giờ ông thấy bình thường như không có chuyện gì xảy ra.

Qua 3 tuần, ông thấy trong người ê ê, chân xỏ dép bị rơi ra. Lo lắng, ông đến bác sĩ quen chụp Xquang 2 lần, bác sĩ nói ông không bị trật khớp hay gãy xương gì cả. Ông H. bèn đi TPHCM khám, bác sĩ cũng cho chụp Xquang, kết luận xương khớp không sao, và vì vậy cũng không có chỉ định chụp CT sọ não.

Về đến nhà, tình trạng ông H. trở nặng hơn, con trai ông nhờ nhân viên tập vật lý trị liệu đến nhà. Quan sát tình trạng yếu nửa người của ông H., họ hướng dẫn ông đến Bệnh viện S.I.S để khám lại.

Kết quả MRI cho thấy ông H. có tụ máu dưới màng cứng bán cầu 2 bên, giai đoạn bán cấp sớm. Các bác sĩ Bệnh viện S.I.S đã phẫu thuật mở sọ, bơm rửa máu tụ cho bệnh nhân.

Trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên xem thường những chấn thương đầu nhẹ, tuy không gây hôn mê như chấn thương sọ não nhưng nếu có xuất huyết nội sọ, máu chảy rỉ rả tạo thành máu tụ mạn tính, gây chèn ép não.

[HOI]Nhiều bệnh nhân đột quỵ đến trễ giờ vàng trong mùa COVID

Thực tế trong mùa COVID thời gian qua cho thấy tại khu vực miền Tây bệnh nhân đột quỵ có khuynh hướng đến trễ giờ vàng (sau 6h) đã làm tăng nguy cơ tử vong và tàn phế.

Rất nhiều ca xuất huyết não trầm trọng do bệnh nhân không tuân thủ điều trị tăng huyết áp, do ngại đi khám, tự ý ngưng thuốc, giảm liều, lo sợ stress trong mùa COVID….

Trong mùa COVID, bệnh nhân không dám đi khám bệnh, đi thì sợ, không đi thì cũng sợ, nhưng mọi người đừng quên:

- “Đột quỵ có thể xảy ra tại mọi thời điểm trong cuộc đời và đột quỵ không loại trừ bất cứ ai” do đó chúng ta phải luôn quan tâm và ý thức phòng tránh đột quỵ

- Những ai có nguy cơ bị đột quỵ thì phải quan tâm nhiều hơn: người tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, tăng mỡ máu… và đặc biệt là người đã từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ bị tái phát lại cao hơn.

- Các dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ chắc ai cũng đã quá quen thuộc:

+ Mặt méo, miệng méo

+ Yếu liệt tay chân

+ Nói khó…

+ Đột ngột ngã quỵ hôn mê, mất ý thức….

Những ai có các dấu hiệu trên xin đừng chậm trễ, hãy gọi ngay tổng đài 1800 1115 để được tư vấn và cấp cứu ngay.

TS.BS Trần Chí Cường[/HOI]

Hồng Nhung

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X