Hotline 24/7
08983-08983

Mời đón xem livestream: Người từng bị đột quỵ, cảnh giác với mùa nắng như đổ lửa

Bệnh đột quỵ có thể “dòm ngó” một người đến lần thứ 2, thứ 3… Nhất là những người không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, rung nhĩ cùng với sự tác động của thời tiết nắng nóng gay gắt nguy cơ tái phát sẽ càng cao hơn nữa.

1. Đột quỵ - khởi đầu của cuộc chiến cam go

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) như án tử với người bệnh, vì vậy sau khi qua cơn nguy hiểm, cả bệnh nhân lẫn người nhà đều cảm thấy như “tai qua nạn khỏi”, trút được gánh nặng trong lòng. Nhưng thực tế thì đó mới chỉ là khởi đầu của cuộc chiến cam go hơn nhiều lần để đề phòng tái phát.

Rất nhiều người đã phải nhập viện vì những cơn đột quỵ “gõ cửa” đến lần thứ 2, thứ 3... Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát lần thứ hai của đột quỵ chiếm khoảng 20% trong một năm đầu và có thể lên tới 50% trong 5 năm sau. So với đột quỵ lần đầu, đột quỵ tái phát để lại hậu quả nặng nề hơn, khả năng hồi phục suy giảm đáng kể, chi phí điều trị cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Người bệnh phải đối mặt với nhiều di chứng sau đột quỵ (Ảnh minh họa)

Không chỉ về mức độ tàn tật mà di chứng về tinh thần cũng là câu chuyện cần bàn tới. Nhất là trầm cảm, bệnh nhân đột quỵ thường mang tâm trạng bi quan, sợ hãi trở thành gánh nặng cho gia đình khiến hiệu quả điều trị trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và của người bệnh.

>>> 80% đột quỵ do cục máu đông, phòng tránh cách nào?

2. Vì sao đột quỵ tái phát gia tăng vào mùa hè?

Nắng nóng gay gắt là yếu tố tác động đột quỵ tái phát (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này quay trở lại tấn công nhiều lần nữa, phần lớn là do không kiểm soát các bệnh nền sẵn có như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, rung nhĩ; không thay đổi lối sống, vẫn hút thuốc lá, rượu bia nhiều…

Đặc biệt đột quỵ tái phát còn liên quan đến thời tiết, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa, trời vào hè nắng gắt và oi bức. Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông cầm máu và gây đột quỵ. Hơn nữa, thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao; nhu cầu sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp dễ dẫn tới sốc nhiệt, đột quỵ khi thay đổi môi trường.

Trời nóng nên con người có nhu cầu tắm để giải nhiệt nhiều hơn. Đặc biệt những người sau khi làm việc ngoài trời nắng nóng liền có xu hướng muốn tắm nước mát ngay lập tức, trong khi đó cơ thể đang trong trạng thái mất muối, nước nhiều, dẫn đến tình trạng máu cô lại làm tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Dấu hiệu đột quỵ tái phát ra sao?

Dấu hiệu của đột quỵ tái phát cũng tương tự như lần đầu, bao gồm xây xẩm, đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; đau đầu dữ dội không biết nguyên nhân...

Nói khó, méo miệng, rối loạn ngôn ngữ, tê yếu một bên người, đau đầu dữ dội là triệu chứng điển hình của đột quỵ (Ảnh minh họa)

Nên nhớ đột quỵ không phải do trái gió trở trời, không phải do ma ám, quỷ nhập. Do đó cúng vái, đi thầy, giác hơi, cắt lễ, cạo gió… không có tác dụng điều trị đột quỵ mà thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân do trì hoãn thời gian cấp cứu.

Điều tiên quyết để cứu sống bệnh nhân đột quỵ tái phát chính là đến bệnh viện trong thời gian vàng. Khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.

Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao.

>>> Khi phát hiện người bị đột quỵ, cần sơ cứu thế nào?

4. Mùa hè, ngăn ngừa đột quỵ tái phát bằng cách nào?

Liệu thể ngăn ngừa đột quỵ tái phát? Câu trả lời là CÓ. Vậy cần làm gì để làm được điều này? Vào hè, lưu ý những yếu tố này có thể gây bộc phát cơn đột quỵ? Người nhà hỗ trợ ra sao?

Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà bệnh nhân đột quỵ cực kỳ muốn biết. Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Thống Nhất giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Người từng bị đột quỵ, cảnh giác với mùa nắng như đổ lửa”.

Chương trình được phát sóng lúc 15g thứ 7, ngày 8/5/2021 trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Kênh Youtube của AloBacsi và Website AloBacsi.vn.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga trả lời trực tiếp trong chương trình.

Trong mỗi chương trình, 2 độc giả có câu hỏi hay nhất sẽ nhận được phần quà từ nhãn hàng NattoEnzym.

Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng NattoEnzym - hỗ trợ làm tan cục máu đông, giúp ngừa đột quỵ nguyên liệu Nhật Bản của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X