Hiệu chỉnh cơ xương khớp, điều trị từ gốc rễ
Trong quá trình học tập, làm việc, vui chơi có thể ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp. Chính vì vậy, hiệu chỉnh hay cân chỉnh cơ xương khớp sẽ giúp cân bằng cơ, nhằm tái lập trọng tâm và trục khớp như cấu tạo vốn có. Từ đó, giảm áp lực lên khớp, dây chằng, cân cơ, lệch vẹo khớp là nguồn gốc cơ chế dẫn đến đau và các chèn ép thần kinh.
Phương pháp hiệu chỉnh cơ xương khớp ở các nước Tây Âu đã rất phổ biến, tồn tại hơn nửa thế kỷ. Và hiện nay, phương pháp này đang được ứng dụng rộng rãi trong phục hồi chức năng và hình thể tại Việt Nam.
Áp dụng trong phục hồi chức năng như các tình trạng căng cơ, mỏi cơ, đau khớp do cơ năng, thay đổi áp lực lên bề mặt khớp, đĩa đệm, chèn ép thần kinh mạch máu. Phổ biến với các bệnh lý như đau cổ vai gáy, đau khớp vai, đau thắt lưng, đau thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau khớp gối…
Về hình thể, thường được áp dụng trong các tình trạng vẹo cột sống cổ, lệch vai, gù, ngực hõm, đầu nhô trước, vẹo cột sống thay đổi đường cong sinh lý cột sống, bụng phình trước, xoay - nghiêng khung chậu, chân ngắn chân dài cơ học, chân vòng kiềng, chữ X, bàn chân bẹt.
5 lần hiệu chỉnh cơ xương khớp hiệu quả đến 70%
ThS.BS Calvin Q.Trịnh - Giám đốc Đơn vị Phục hồi chức năng và hình thể chuẩn Mỹ (HMR) cho biết, các khớp được điều khiển bởi nhiều nhóm cơ nhỏ lớn khác nhau, giúp vận động được chính xác hay giữ vị trí các khớp ở vị trí chỉn chu trong trạng thái tĩnh. Khi con người thực hiện các hoạt động làm việc, sinh hoạt, tùy từng tư thế, những nhóm cơ liên quan sẽ hoạt động mạnh hơn so với những nhóm còn lại.
Điều này dẫn đến sự mất cân bằng tương quan giữa các cơ, gây hiện tượng căng cơ, mỏi cơ, tạo áp lực không đều lên bề mặt khớp, dẫn đến sự lệch vẹo của khớp và chèn ép gây áp lực lên mạch máu thần kinh... Từ đó, bệnh nhân trở nên đau, tê bì, mệt mỏi khó chịu và mất năng lượng.
Để kiểm soát những cơn đau nhức, nhiều người thường phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, tại các nước Âu Mỹ, lựa chọn hiệu chỉnh (cân chỉnh) cơ xương khớp để điều trị rất được quan tâm.
Tùy tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp hiệu chỉnh cơ xương khớp phù hợp. Phương pháp này có khả năng đưa các khớp trở lại vị trí vốn có ban đầu, loại bỏ áp lực tập trung lên một điểm, loại bỏ chèn ép thần kinh mạch máu cũng như các hiện tượng căng cơ, mỏi cơ, giúp bệnh nhân cảm thấy thay đổi dễ chịu đáng kể sau vài buổi tập. Đặc biệt, trường hợp người lớn tuổi, nhóm người dễ gặp các vấn đề về cơ xương khớp, việc can thiệp sớm sẽ giảm đáng kể tỷ lệ phải phẫu thuật.
Theo ThS.BS Calvin Q.Trịnh, phẫu thuật nên là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không thành công, thử nghiệm các phương pháp khác mà không đem lại hiệu quả. Trong một số trường hợp như gãy, lún, xẹp xương khớp hay vỡ đốt sống, quyết định phẫu thuật được dựa trên các kết quả khám sàng lọc để đảm bảo tối đa hiệu quả cho bệnh nhân.
Điển hình là trường hợp ông Nguyễn Trung Hi (66 tuổi, ở Bà Rịa - Vũng Tàu), ông bị đau nhức nhiều năm, thường dùng thuốc giảm đau để kiểm soát tình hình.
Tuy nhiên, các cơn co rút ngày càng nhiều, ông đau đớn không thể ăn ngủ và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Bác sĩ một bệnh viện tại TPHCM yêu cầu phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm, song ông có tiền sử tăng huyết áp nên gia đình lo ngại rủi ro, mong muốn điều trị không cần mổ.
Sau khi được người quen giới thiệu ông đã tìm đến BS Calvin Q.Trịnh để hiệu chỉnh cơ xương khớp. Ông cho biết, trước đây khi đi lại phải chống nạn gỗ, tuy nhiên chỉ mới 5 lần hiệu chỉnh cơ xương khớp, cơn đau đã giảm đến 70%, mặc dù một liệu trình 10 lần.
Một trường hợp khác là anh Phạm Minh Quân (31 tuổi, ở Tiền Giang). Anh cho biết từng bị té nhưng không có cảm giác đau. Một tháng sau, người bệnh cảm thấy đau nhiều nên đi khám và chụp MRI, kết quả phát hiện bị thoát vị đĩa đệm L5 S1.
Vì sợ rủi ro, biến chứng, anh Quân đã về nhà uống thuốc và tìm hiểu thêm các phương pháp cải thiện tình trạng mà không cần trải qua phẫu thuật.
Khi thấy có rất nhiều bệnh nhân giảm đau, với tình trạng nhẹ có thể khỏi hẳn mà không cần can thiệp phẫu thuật thông qua phương pháp chỉnh nắn cột sống thắt lưng, anh Quân đã đến gặp BS Calvin Q.Trịnh thăm khám và được hướng dẫn phác đồ điều trị khoảng 12 buổi.
Sau 3 - 4 buổi tập anh đã cảm nhận cơn đau giảm xuống, chân không còn tê nhiều như trước và có thể đứng thẳng, trong khi trước đây không đứng thẳng được vì bị lệch xương một bên.
Cải thiện bàn chân bẹt, vẹo cột sống chỉ sau 14 buổi tập
ThS.BS Calvin Q.Trịnh cho biết, quá trình khám và chẩn đoán hiệu chỉnh cơ xương khớp cho bệnh nhân rất đặc biệt. Bác sĩ không thể ngồi thăm khám bệnh và ghi toa thuốc cho bệnh nhân, mà cần có những tư thế khám hay vận động đặc biệt nhằm bộc lộ các mất cân bằng cơ xương khớp ở từng vùng cơ thể. Từ đó đưa ra các phác đồ điều trị chuyên biệt hóa cho từng cá nhân.
Cụ thể là trường hợp của bé Đỗ Chí Hải Phong (9 tuổi, ở Phú Thọ), được chẩn đoán cong vẹo cột sống do ngồi không đúng tư thế, dẫn đến vẹo lưng, lệch vai. Gia đình đã đưa bé đi điều trị nhiều nơi trong khoảng nửa năm nhưng không hiệu quả vì chẩn đoán nhầm bệnh.
May mắn, sau khi xem chương trình tư vấn trực truyến của Kênh Truyền thông - Tư vấn Sức khỏe AloBacsi cha con bé Phong đã vượt 1.700km đi từ Phú Thọ vào Cần Thơ để tìm gặp ThS.BS Calvin Q.Trịnh với hy vọng chữa trị thành công.
Tại đây, bé được BS Calvin Q.Trịnh thăm khám và chẩn đoán mắc hội chứng bàn chân bẹt, đây mới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống của bé.
Sau đó, bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị riêng cho bé Phong và có kỹ thuật viên hướng dẫn theo phác đồ.
Bé Đỗ Chí Hải Phong chia sẻ: “Trước đây em bị khó chịu ở phần vai do bị kéo cơ nên em có tật gật cổ, sau khi gặp bác sĩ được chẩn đoán và hướng dẫn tập luyện em đã đỡ khó chịu, không bị gật cổ, lưng khỏe hơn và sức khỏe tốt hơn”.
BS Calvin Q.Trịnh nhận định, sau 14 buổi tập luyện, bé đã có bước đầu tiến triển vô cùng rõ rệt. Khung chậu 2 bên trên lâm sàng gần như cân bằng, thay đổi rất nhanh, đáp ứng tốt với tập luyện. Để đạt được điều này chính là nhờ sự hợp tác của bé và sự đồng hành của người bố đã gác lại công việc đi để cùng con kiên trì luyện tập.
Bố của bé Phong cho biết: “Mọi người thường nghĩ đau đâu chữa đấy, nhưng với BS Calvin Q.Trịnh là điều trị từ gốc - lý do dẫn đến vẹo cột sống. So với những nơi mình từng đến, tại đây giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học và có niềm tin vào phương pháp này nên quyết định đưa bé vào đây”.
BS Calvin Q.Trịnh khuyến cáo, khi nghi ngờ mình bị cổ vai gáy, đau khớp vai, đau thắt lưng, đau thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau khớp gối… nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn điều trị đúng cách, không tự ý sử dụng thuốc giảm đau.
Đặc biệt với các tình trạng vẹo cột sống cổ, lệch vai, gù vẹo cột sống thay đổi đường cong sinh lý cột sống, chân vòng kiềng, chữ X, bàn chân bẹt… nên được điều trị từ sớm, nếu để lâu sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Để phòng ngừa, nên tránh mang vác nặng, chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, tập thêm các bài thể dục nhẹ nhàng giữa giờ, cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích, duy trì trọng lượng hợp lý.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình