Miệng có vị chua, thường gặp ở bệnh gì?
Thời gian gần đây miệng em có vị chua. Vậy BS xem em có bị chứng bệnh nào không và nếu cần kiểm tra thì đi khám khoa nào.
Chào BS,
Thời gian gần đây miệng em có vị chua, vị chua ở mặt lưỡi và khi nuốt vào thì ở cuống họng, lúc ăn uống thì không sao, nhưng sau đó sẽ có vị chua. Cơ thể em khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không bị buồn nôn khó chịu, nóng tính, ợ chua...
Vậy BS xem em có bị chứng bệnh nào không và nếu cần kiểm tra thì đi khám khoa nào? Rượu bia thì hơn 1 năm nay em không uống nữa, chỉ khi nào có tiệc cưới sinh nhật mới uống 1-2 chai thôi. Rất mong nhận được tư vấn từ BS.
Trân trọng! (Nguyễn Anh Dũng - Củ Chi)
Dũng thân mến,
Triệu chứng nước bọt có vị chua thường gặp nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dịch acid từ dạ dày trào lên làm miệng chua, cảm giác vướng ở họng, có thể kích thích ho khan, triệu chứng thường xuất hiện nhiều hơn sau ăn, khi nằm đầu thấp, sáng sớm mới ngủ dậy.
Do đó, tôi khuyên em nên khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để được kiểm tra kỹ và chẩn đoán xác định, xét nghiệm tầm soát Hp và cho thuốc phù hợp.
Song song đó, nên hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, ngủ nên nằm đầu cao.
Trân trọng!
Thời gian gần đây miệng em có vị chua, vị chua ở mặt lưỡi và khi nuốt vào thì ở cuống họng, lúc ăn uống thì không sao, nhưng sau đó sẽ có vị chua. Cơ thể em khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không bị buồn nôn khó chịu, nóng tính, ợ chua...
Vậy BS xem em có bị chứng bệnh nào không và nếu cần kiểm tra thì đi khám khoa nào? Rượu bia thì hơn 1 năm nay em không uống nữa, chỉ khi nào có tiệc cưới sinh nhật mới uống 1-2 chai thôi. Rất mong nhận được tư vấn từ BS.
Trân trọng! (Nguyễn Anh Dũng - Củ Chi)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Dũng thân mến,
Triệu chứng nước bọt có vị chua thường gặp nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dịch acid từ dạ dày trào lên làm miệng chua, cảm giác vướng ở họng, có thể kích thích ho khan, triệu chứng thường xuất hiện nhiều hơn sau ăn, khi nằm đầu thấp, sáng sớm mới ngủ dậy.
Do đó, tôi khuyên em nên khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để được kiểm tra kỹ và chẩn đoán xác định, xét nghiệm tầm soát Hp và cho thuốc phù hợp.
Song song đó, nên hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, cafe, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm sau khi ăn trong vòng 2 giờ, ngủ nên nằm đầu cao.
Trân trọng!
BS.CK1 Cao Thị Lan Hương
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình