Mẹo ăn cua biển không bị đau bụng
Cua là thực phẩm có hàm lượng protein phong phú tuy nhiên nhiều người không dám ăn vì dị ứng hay bị đau bụng. Vậy xử trí bằng cách nào?
Tuyệt đối không nên ăn cua chết hoặc sắp chết. Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Cua sắp chết phần mai thường có màu vàng, chân cua hơi mềm, di chuyển chậm chạp.
Không nên ăn cua và quả hồng cùng nhau, vì một số thành phần trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một
tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng axít trong dạ
dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đông
đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác,
có thể đẫn đến đau bụng đi ngoài.
Cua tính lạnh, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.
Người đang bị cảm mạo, cảm lạnh, bị dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm
túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn
cua.
Theo H.P - Lao động
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình