Hotline 24/7
08983-08983

Mẹ em bị trượt đốt sống, uống thuốc như cơm bữa mà không đỡ đau thì phải làm sao ạ?

Mẹ em bị đau dọc hai bên đùi đến nỗi đi đứng rất khó khăn. Càng lớn tuổi càng đau nhiều hơn dù đã rất hạn chế ngồi lâu, đứng lâu, đi lại nhiều.

Thưa bác sĩ,

Mẹ em 64 tuổi, bị đau dọc hai bên đùi đến nỗi đi đứng rất khó khăn, lúc trẻ hay khiêng vác nặng, cách đây vài năm bác sĩ có cho chụp hình cột sống & chẩn đoán bị trượt lu (không nhớ rõ độ mấy). Bây giờ lớn tuổi càng đau nhiều hơn, rất hạn chế ngồi lâu, đứng lâu, đi lại nhiều.

Cách đây 2 tháng đến khám bác sĩ ở BV […] Cơ sở 2, gặp 1 giáo sư bác sĩ hưu trí chuyên về xương khớp, ông không hỏi bệnh gì, chỉ đưa 1 bài tập thể dục dặn về nhà tập theo các động tác trong bài tập thể dục đó, rồi cho 1 toa thuốc uống trong 1 tuần, sau đó tái khám. Tái khám xong, uống theo toa 1 tháng.

Tái khám lần 3 uống theo toa 1,5 tháng. Uống thuốc như ăn cơm nhưng vẫn không tiến triển gì cả !!!??? Vậy bây giờ mẹ em phải khám ở đâu, gặp ai mới có thể giãi bày được tâm sự này, được tư vấn & điều trị chính xác (mặc dầu tốn tiền nhiều), mau hết bệnh & không phải uống thuốc như cơm bữa nữa?

Xin cảm ơn bác sĩ! (An Hoàng - TPHCM)

Chào An Hoàng,

 

Mẹ em đã 64 tuổi, lúc trẻ hay khiêng vác nặng, bây giờ bị trượt đốt sống, đau dọc hai bên đùi. Vậy mẹ em đã bị trượt đốt sống thắt lưng chèn ép dây thần kinh tọa. Trượt đốt sống thắt lưng có thể do bẩm sinh, thoái hóa, chấn thương, bệnh lý, hở eo...

Trượt đốt sống do hở eo do chấn thương ở vùng eo. Trượt đốt sống do thoái hoá thường gặp ở phụ nữ, tuổi từ 40-50. Thoái hoá cột sống, đặc biệt là thoái hoá đĩa đệm và các mấu khớp, làm mất tính vững của cột sống.


Trượt đốt sống gây nên tình trạng mất vững cột sống và chèn ép các rễ thần kinh, chèn ép thần kinh tọa gây đau dọc xuống đùi có thể lan xuống cẳng chân, ngón chân. Đau lưng âm ỉ, đau tăng khi đứng, đi, khiêng xách...


Chẩn đoán bằng cách khám, chụp X-quang, MRI... Cột sống được coi là mất vững khi đốt sống di lệch từ 4,5mm trở lên hay di lệch 15%.


Điều trị nội khoa là chủ yếu, gồm thuốc kháng viêm giảm đau, giãn cơ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập các bài tập...


Điều trị bằng phẫu thuật trong các trường hợp: trượt đốt sống có tổn thương rễ thần kinh điều trị nội khoa nhưng không đỡ, tiến triển ngày càng nặng. Sau khi ra viện, cần kiểm tra định kỳ theo hẹn để đánh giá kết quả mổ, sự phục hồi chức năng cột sống, phát hiện sớm di lệch trượt…


Mẹ em có thể bị trượt đốt sống do khiêng xách nặng, bây giờ lớn tuổi có thể do thoái hóa cột sống kèm theo nữa nên đau ngày càng nhiều, đã điều trị nội khoa mà không giảm. Tuy nhiên, uống thuốc phải kết hợp vật lý trị liệu và tập các bài tập đúng cách dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên.

 

Do đó, em nên đưa mẹ đi khám ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình để được uống thuốc và hướng dẫn tập luyện đúng bài bản.


Kính chúc bác mau hết đau nhé! 

 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

 

Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng NattoEnzym.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X