Hotline 24/7
08983-08983

Màu sắc nước tiểu cảnh báo điều gì?

Xét nghiệm nước tiểu còn được gọi là phân tích nước tiểu. Đây là một xét nghiệm cơ bản, rất phổ biến, được thực hiện rộng rãi để xác định một số tình trạng bệnh lý.

1. Đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?

Hầu hết mọi người đi tiểu tối đa 8 lần/ngày, thay đổi tùy thuộc vào mức độ ăn uống (như caffein, rượu) và tác dụng phụ của thuốc. Phụ nữ mang thai và người lớn tuổi thường đi tiểu nhiều hơn.

Đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý thận, tiểu đường, đái tháo nhạt, phì đại tuyến tiền liệt, viêm âm đạo ở phụ nữ hoặc viêm bàng quang kẽ.

Thường xuyên đi tiểu đột ngột và thỉnh thoảng không thể vào phòng vệ sinh kịp thời là dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt. Tình trạng phổ biến ở đàn ông và phụ nữ lớn tuổi, nhưng không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa.

Các bác sĩ khuyến cáo, nên đi khám khi thấy sự thay đổi trong nước tiểu nhưng không liên quan đến thuốc hoặc bữa ăn. Đặc biệt là kéo dài trên một ngày hoặc lâu hơn, hoặc đi kèm với sốt hoặc đau một bên, nôn mửa, cảm thấy rất khát, hoặc tiết dịch. Chỉ định xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để kiểm tra tính chất nước tiểu và xác định nguyên nhân gây bệnh.

2. Có thể nhận biết điều gì thông qua màu sắc nước tiểu?

Màu nước tiểu phụ thuộc vào sắc tố urochrome (có trong một số thuốc, thực phẩm) và loãng hay cô đặc (lượng nước uống vào), từ đó sẽ có phổ màu từ vàng nhạt đến màu hổ phách đậm. Vì vậy, nhiều trường hợp màu sắc nước tiểu thay đổi do thực phẩm, loại thuốc uống vào cơ thể, ví dụ, củ cải đường, quả mọng… ảnh hưởng đến màu sắc nhất.

Nhiều loại thuốc không kê đơn và kê đơn khiến nước tiểu có màu đỏ, vàng hoặc xanh lục. Tuy nhiên, một số trường hợp, màu sắc nước tiểu lại báo hiệu dấu hiệu của loại bệnh nào đó.

- Nước tiểu có màu đỏ đậm đến nâu: rối loạn chuyển hóa porphyrin hiếm gặp, di truyền của tế bào hồng cầu.

- Nước tiểu có máu: bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận, bệnh liên quan cầu thận.

- Nước tiểu màu sẫm hoặc màu cam, đặc biệt nếu kèm đi ngoài ra phân nhạt màu, vàng da và mắt: có thể bị bệnh gan.

- Nước tiểu màu cam: thuốc chống viêm sulfasalazine (Azulfidine); phenazopyridine (Pyridium); một số thuốc nhuận tràng, thuốc hóa trị có màu cam. Hoặc bệnh gan, ống mật và đi ngoài ra phân màu sáng. Ngoài ra, cơ thể mất nước, nước tiểu cô đặc có thể có màu cam.

- Nước tiểu có màu xanh lam hoặc xanh lục: một số loại thuốc có hoạt chất như amitriptyline, indomethacin (Indocin, Tivorbex), propofol (Diprivan) hay thuốc nhuộm được sử dụng cho một số xét nghiệm về chức năng thận và bàng quang có thể khiến nước tiểu có màu xanh lam. Hay bệnh tăng canxi máu lành tính mang tính chất gia đình, dạng rối loạn di truyền hiếm gặp cũng có khiến khiến nước tiểu màu xanh. Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas cũng khiến nước tiểu có màu xanh lá. Người uống thuốc Mictasol bleu điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu cũng có nước tiểu màu xanh lam.

- Nước tiểu màu nâu sẫm: thuốc trị sốt rét chloroquine và primaquine, thuốc kháng sinh metronidazole (Flagyl) và nitrofurantoin (Furadantin), thuốc nhuận tràng có chứa cascara hoặc senna, và methocarbamol - thuốc giãn cơ. Hoặc rối loạn gan, thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Nước tiểu đục: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận

Xem thêm: Các nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần

3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?

Khám sức khỏe tổng quát: cùng với xét nghiệm máu thì xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm những rối loạn đang xảy ra bên trong cơ thể, để tầm soát, điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát mỗi năm một lần, riêng phụ nữ và nam giới từ 50 tuổi trở lên nên khám 2 lần/năm.

Khám sức khỏe định kỳ: với người có bệnh nền, thai phụ… cần tuân thủ khám theo chỉ định, tái khám đúng hẹn để theo dõi diễn tiến, quá trình của bệnh như thế nào, để kịp điều chỉnh thuốc, xây dựng chế độ dinh dưỡng, phác đồ điều trị phù hợp.

Đi tiểu quá ít hoặc quá nhiều: cần xét nghiệm nồng độ nước tiểu để kiểm tra phản ứng của thận đối với khả năng nạp quá nhiều chất lỏng (nạp nước), uống quá ít chất lỏng (mất nước), một loại hormone làm cô đặc nước tiểu của bạn, hormon chống bài niệu (ADH). Ở một số người bị bệnh đái tháo nhạt trung ương liên quan đến tần suất đi tiểu nhiều hay ít.

Khi nước tiểu khác lạ, liên tục có sự bất thường về màu sắc, mùi hoặc độ đặc… cần đi khám ngay.

Ngoài ra, kiểm tra nồng độ nước tiểu còn để tầm soát nguy cơ mất nước, mắc bệnh suy thận, suy tim, nhiễm trùng đường tiết niệu…

4. Lưu ý trước khi thực hiện tổng phân tích nước tiểu?

- Một số xét nghiệm nước tiểu cần nhịn đói từ 8 - 12 tiếng trước. Với những xét nghiệm không cần nhịn ăn (như xét nghiệm pH) thì cũng tránh ăn uống một số thực phẩm có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu.

- Uống đủ nước để có thể lấy đủ mẫu nước tiểu. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể khiến kết quả không chính xác.

- Thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích nước tiểu; chẳng hạn như Metronidazole, thuốc nhuận tràng, vitamin C…

- Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt phải thông báo cho bác sĩ biết trước khi lấy mẫu nước tiểu. Máu kinh nguyệt cũng như dịch tiết âm đạo có thể ảnh hưởng đến một số kết quả xét nghiệm phân tích nước tiểu.

- Rửa sạch tay, vệ sinh vùng kín khi lấy nước tiểu.

- Lấy nước tiểu giữa dòng, không lấy dòng nước đầu và cuối, tránh nguy cơ mẫu nước tiểu đưa đi xét nghiệm không bị sai lệch kết quả do nhiễm bẩn từ niệu đạo.

Xem thêm: Ý nghĩa 10 thông số xét nghiệm nước tiểu

5. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bao lâu có kết quả?

Thời gian để có kết quả xét nghiệm nước tiểu phụ thuộc vào loại xét nghiệm cụ thể và phức tạp độ của xét nghiệm. Tuy nhiên, thông thường, hầu hết các xét nghiệm nước tiểu thường có kết quả sau khoảng 2-3 giờ. Các xét nghiệm đặc biệt hoặc phức tạp hơn có thể mất nhiều thời gian hơn để xử lý và phân tích, điều này dẫn đến việc trả kết quả sau một khoảng thời gian dài hơn.

Vì vậy, để biết chính xác thời gian cụ thể để có kết quả xét nghiệm nước tiểu, bạn nên liên hệ với bác sĩ, nhân viên y tế tại nơi làm xét nghiệm để được tư vấn và thông tin chi tiết về quy trình xét nghiệm cụ thể mà bạn cần thực hiện.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X