Hotline 24/7
08983-08983

Mắt bị “lé trong” do liệt dây thần kinh số 6, điều trị thế nào?

Nếu không điều trị nguyên nhân gây ra dây thần kinh số 6, nó không những gây ra biến chứng về mắt mà còn những biến chứng khác nữa.

1. Chức năng của dây thần kinh số 6 là gì?

Trong cơ thể chúng ta có 12 dây thần kinh sọ não, đi từ trong sọ não ra, dây thần kinh số 6 là một trong các dây thần kinh đó. Đó là một trong 3 dây thần kinh điều khiển mắt, khi ta liếc mắt ra bên ngoài, đây là trách nhiệm của dây thần kinh số 6.

Khi bị liệt dây thần kinh số 6, chúng ta không thể liếc nhìn ra ngoài, đây gọi là hiện tượng “lé trong”.

2. Liệt dây thần kinh số 6 nếu không điều trị không kịp thời dẫn đến hậu quả gì?

Biểu hiện đầu tiên của liệt dây thần kinh số 6 là chúng ta không thể nhìn ra phía ngoài của một bên mắt. Ví dụ khi ta liếc qua bên phải, tròng đen của chúng ta không di chuyển qua phải.

Nặng hơn, đó là hiện tượng lé trong. Hiện tượng này sẽ khiến chúng ta nhìn một thành hai, gọi là song thị (nhìn đôi). Khi liếc qua bên trái hay nhìn ra ngoài, chúng ta sẽ thấy hai hình. Nếu chúng ta không điều trị, thị lực sẽ giảm đi. Đó là biến chứng thường gặp của liệt dây thần kinh số 6.

Có rất nhiều nguyên nhân dây thần kinh số 6. Nếu không điều trị nguyên nhân gây ra dây thần kinh số 6, nó không những gây ra biến chứng về mắt mà còn những biến chứng khác nữa. Do đó, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thể, không chỉ riêng mắt.

3. Nguyên nhân gây ra liệt dây thần kinh số 6?

Tình trạng hay gặp nhất là đột quỵ (tai biến mạch máu não). Trong một số trường hợp tai biến mạch máu não nằm ở vùng dây thần kinh số 6, nó sẽ gây tổn thương dây thần kinh số 6.

Sau khi bị chấn thương (VD tai nạn giao thông) bệnh nhân có thể bị tổn thương dây thần kinh số 6.

Bên cạnh đó, nó có các bệnh lý do viêm nhiễm. Ví dụ như viêm các dây thần kinh do virus hoặc vi trùng.

Các khối u ở vùng sàng sọ cũng dễ gây tổn thương số 6 do dây thần kinh số 6 đi sát xương sọ, sẽ gây liệt dây thần kinh số 6.

Trong một số trường hợp, mắt lé  không phải là do liệt dây thần kinh số 6 mà do tổn thương của các cơ vận nhãn, mắt điều tiết không tốt, chúng ta thấy có dấu hiệu giống như tổn thương dây thần kinh số 6.

4. Các triệu chứng cụ thể của bệnh lé trong do liệt dây thần kinh số 6

  • Thứ nhất, mắt không nhìn ra bên ngoài được (lé trong).
  • Thứ hai, người đó thấy thị lực của người đó không ổn.
  • Thứ ba, có hiện tượng nhìn đôi (nhìn 1 thành 2 hình).

Cơ thể người có đôi dây thần kinh (một bên trái và một bên phải), tổn thương dây thần kinh số 6 chỉ xảy ra một bên, mắt này di chuyển được nhưng mắt kia không di chuyển được. Nếu một người bị đau ở mắt có những triệu chứng nêu trên, cần đi khám để phát hiện các nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh số 6.

5. Ai có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 6?

Nhóm người tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu là nhóm người có nguy cơ tổn thương về mạch máu não. Khi tổn thương mạch máu não nó cũng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh số 6.

Không phải tất cả những bệnh nhân bị tai biến tổn thương dây thần kinh số 6, tổn thương dây thần kinh số 6 chỉ xảy ra khi nó xảy ra đúng ở dây thần kinh số 6.

6. Các phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số 6 là gì?

Chúng ta phải điều trị ngay sau khi phát hiện nguyên nhân. Ví dụ như liệt dây thần kinh số 6 kèm theo liệt nửa người của bệnh lý tai biến mạch máu não, nếu nó là do tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu người thầy thuốc sẽ phải điều trị các nguyên nhân gây ra các yếu tố trên. Cách điều trị như thế sẽ giúp hồi phục lại dây thần kinh số 6.

Để tiến trình diễn ra nhanh hơn, chúng ta có thể kết hợp với biện pháp châm cứu, đây là phương pháp hỗ trợ điều trị. Với nguyên nhân viêm do virus hay do vi trùng, bên cạnh điều trị viêm, bác sĩ có thể kết hợp châm cứu.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ đi châm cứu nhưng không phối hợp để điều trị tốt khi bị liệt dây thần kinh số 6, khả năng phục hồi sẽ không có vì không điều trị dứt điểm.

7. Liệt dây thần kinh số 6 có chữa khỏi hoàn toàn không?

Khi chữa căn bệnh này, sẽ có người phục hồi tốt và người phục hồi không tốt. Tất cả sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn diễn tiến của bệnh.

Ví dụ như khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bị xơ vữa động mạch quá nhiều, bệnh nhân này quá lớn tuổi và tổn thương của não quá nhiều sẽ khiến khả năng phục hồi kém.

Nếu viêm do virus hay nhiễm trùng, chúng ta sẽ điều trị các tổn thương do nhiễm trùng hay do virus thì sẽ phục hồi sớm hơn.

Trong một số trường hợp do khối u ở não, nếu chúng ta phẫu thuật khả năng phục hồi sẽ tốt hơn. Ta phải điều trị nguyên nhân và việc điều trị dây thần kinh số 6 chỉ là điều trị các triệu chứng.

8. Phòng tránh liệt dây thần kinh số 6 như thế nào?

Cách phòng tránh đầu tiên: khi biết mình bị tiểu đường, tăng huyết áp, tăng rối loạn mỡ máu. Cần có chế độ điều trị tích cực và theo dõi đúng mức để tránh các biến chứng các tổn thương trong mạch máu não có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh số 6.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ có chế độ tập luyện phù hợp. Đối với cuộc sống hiện đại, tình trạng thừa cân xảy ra nhiều nên ta phải giảm đi tình trạng thừa cân. Chúng ta phải có chế độ tập luyện để giảm cân.

Cần tập luyện xoa bóp vùng mặt nếu cơ mắt hoạt động không tốt. Các biện pháp trên sẽ giúp lưu thông khí huyết ở vùng mặt, nó sẽ góp phần cho chúng ta ít bị tổn thương.

Nhiều người bị tổn thương vì virus do phản ứng miễn dịch kém. Nếu có chế độ tập luyện và dinh dưỡng tốt, chúng ta có thể phòng ngừa được tình trạng nhiễm virus. Nếu bị tật khúc xạ, cần đi khám bác sĩ sớm để có được chế độ điều trị đúng. Đó là một trong các tật do sử dụng thiết bị điện tử, vì vậy cần có chế độ sử dụng thiết bị điện tử phù hợp và bảo vệ mắt cho tốt.

9. Chế độ dinh dưỡng để phòng tránh liệt dây thần kinh số 6?

Cần hạn chế ăn thức ăn nhiều mỡ, quá ngọt để tránh bị xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến não bộ. Cần tăng cường ăn rau quả: đây là các chất có vitamin và chất chống oxy hóa. Như vậy, nó sẽ tăng cường cho hoạt động hệ thần kinh tim mạch của chúng ta.

Rau củ cũng bổ sung dinh dưỡng cho bệnh lý tật khúc xạ. Mỗi cá nhân cần có chế độ dùng đủ nước, nếu quên uống nước đầy đủ sẽ làm rối loạn chuyển hóa. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng tốt.

Trọng Dy (tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X