Hotline 24/7
08983-08983

Lưu ý khi vận chuyển cấp cứu bệnh nhân bị tổn thương tủy sống

Tai nạn xe máy và té ngã là nguyên nhân thường gặp khiến chúng ta bị tổn thương tủy sống. TTƯT.BS Đinh Quang Thanh - Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM hướng dẫn cách sơ cứu, vận chuyển người bị nạn để không làm nặng thêm tình trạng tổn thương của họ.

Theo TTƯT.BS Đinh Quang Thanh - Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM, đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, khi vận chuyển một bệnh nhân tổn thương tủy sống sẽ khác với những bệnh nhân khác.

Đầu tiên, cần xác định hoàn cảnh, đánh giá khả năng bệnh nhân có bị tổn thương tủy sống hay không. Nếu có nghi ngờ, khoan vận chuyển, gọi ngay cấp cứu 115 để những người chuyên nghiệp tới, có những dụng cụ phù hợp để chuyển dịch. Bởi vì, chỉ cần di chuyển hoặc vận chuyển sai, bệnh nhân có thể trầm trọng thêm.

Nếu bệnh nhân bị một tổn thương tủy sống không hoàn toàn, việc vận chuyện sai có thể dẫn tới tổn thương hoàn toàn, để lại hậu quả suốt cuộc đời.

Do đó, khi xảy ra tai nạn té ngã, người bị tổn thương tủy sống thường tỉnh táo, bởi vì, tổn thương từ tủy trở xuống, bệnh nhân chỉ ảnh hưởng hệ vận động và cảm giác từ cổ trở xuống.

Khi bệnh nhân tỉnh, họ có thể thông tin về tình huống tai nạn của bản thân. Ví dụ, bị té và đụng vào cổ, tình trạng tê tay và tê chân; hoặc bệnh nhân thông tin bản thân nhấc chân không được, đau ở vùng cột sống… Đó là các dấu hiệu có thể chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương tủy sống.

Thứ hai, đối với những người không rõ tình huống té nhưng nếu té ngã từ chiều cao gấp đôi cơ thể, có thể tổn thương tủy sống. Những người nhảy xuống nước nhưng nước cạn, đầu đập xuống, có thể nhận định bệnh nhân tổn thương tủy sống,… Những trường hợp trên không nên vận chuyển liền, gọi ngay cấp cứu 115 để những người chuyên môn thực hiện.

Đó là những trường hợp lý tưởng gọi được cấp cứu, còn những trường hợp ở xa, vùng quê. Ví dụ, té từ cây dừa xuống, hoặc khu vực xa không gọi được cấp cứu,… điều nên làm đầu tiên, không nên bế bệnh nhân lên để vận chuyển, nên để bệnh nhân tại chỗ.

Bên cạnh đó, nên giữ nguyên tư thế của bệnh nhân, không được lật ngửa bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương tủy sống đang nằm sấp.

Để vận chuyển và thay đổi tư thế bệnh nhân tổn thương tủy sống, tốt nhất cần có 3 người. Trong đó, 2 người giữ phần thân và 1 người giữ phần đầu của bệnh nhân. Khi muốn di chuyển một bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, muốn để bệnh nhân ngửa ra, cần 2 người giữ phần thân, 1 người giữ phần đầu, nếu có thể, cần thêm người thứ 4 để ra hiệu lệnh thực hiện đồng nhất để chuyển dịch bệnh nhân.

Đồng thời, tìm một mảnh vải bó bệnh nhân lại và di chuyển như một khúc cây. Cụ thể, đặt mảnh vải cạnh bệnh nhân, sau đó, 3 người theo hiệu lệnh đồng loạt di chuyển lật bệnh nhân lại tư thế ngửa.

Lưu ý: cần thực hiện đồng loạt như việc lật một khúc gỗ, bất kỳ bộ phận nào đặt xuống trước hoặc sau, không có tính đồng loạt đều làm nghiêm trọng thêm tình trạng tổn thương tủy sống.

Sau đó, cuộn tròn mảnh vải vào người bệnh nhân.

Khi di chuyển, cần nhớ 3 vị trí then chốt: xương ức, cằm, xương chẩm. Nếu không có vật dụng chuyên vận chuyển cấp cứu, có thể sử dụng bao cát hoặc những dụng cụ mềm như chăn mền, đặt 2 bên cố định, toàn bộ vùng đầu cổ phải tiếp giáp với xương ức và xương vai nhằm cố định cằm và đầu.

Thậm chí, nếu có băng keo, có thể cố định vùng đầu để không bị di chuyển.

Có thể hiểu đơn giản: khi vận chuyển, lưng bệnh nhân đã nằm thẳng trên mặt phẳng, chỉ cần cố định vùng đầu cổ của bệnh nhân thẳng theo cơ thể. Nếu có dây đai, có thể ràng để cố định bệnh nhân, sau đó dịch chuyển.

Đặc biệt, một số nguười bị nặng do khi té, người nhà bối rối, hốt hoảng, cõng ngay bệnh nhân lên để di chuyển đi cấp cứu, hoặc chở trên xe gắn máy khiến bệnh nhân đổ người qua lại; có những trường hợp trọng lượng cơ thể bệnh nhân quá nặng, không khiêng được, để bệnh nhân nằm lên võng và 2 người chuyển đi. Điều này khiến bệnh nhân từ một tổn thương nhẹ, do di chuyển sai cách khiến bệnh nhân tổn thương tủy hoàn toàn.

>>> Phần 1: Sau tổn thương tủy sống, cần nhiều chương trình phối hợp để phục hồi chức năng

>>> Phần 2: Bệnh nhân tổn thương tủy sống cần phục hồi chức năng bao lâu để có thể tự sinh hoạt tại nhà?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X