Luseogliflozin - “vũ khí” mới trong điều trị đái tháo đường típ 2, kiểm soát đa yếu tố nguy cơ
Các khuyến cáo mới trong điều trị đái tháo đường típ 2 trên thế giới đều đề cao việc bảo vệ cơ quan đích, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, thận cùng với mục tiêu kiểm soát đường huyết, giảm cân. Trong đó, các thuốc mới như nhóm SGLT-2i (đại diện là Luseogliflozin từ Nhật Bản) được các chuyên gia Việt Nam đánh giá cao, bởi vì có hiệu quả kiểm soát đa yếu tố nguy cơ và nhiều cơ hội ứng dụng trên người bệnh tại nước ta.
Đây là vấn đề trọng điểm được đề cập tại chương trình đào tạo y khoa liên tục do Tổng Hội Y học Việt Nam tổ chức vào sáng ngày 22/9/2024 với chủ đề “Xu hướng mới trong điều trị đái tháo đường típ 2 - Vai trò của SGLT-2i đến từ Nhật Bản trong kiểm soát đa yếu tố nguy cơ” có sự đồng hành của Ngành hàng Tim mạch, Đái tháo đường DHG Pharma cùng nhãn hàng Taisho và AloBacsi.
Chương trình có sự tham gia của các diễn giả giàu kinh nghiệm - chủ tọa - PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào - Chủ tịch LCH Đái tháo đường và Nội tiết TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam và báo cáo viên PGS.TS.BS Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và BS.CK1 Mã Tùng Phát, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thu hút gần 600 người tham dự qua zoom, gần 20.000 lượt xem trên các nền tảng fanpage/youtube AloBacsi.
SGLT-2i - Cuộc cách mạng trong bảo vệ cơ quan đích cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2
PGS.TS.BS Trần Quang Nam dẫn chứng thống kê từ Liên đoàn Đái tháo đường thế giới cho thấy, toàn thế giới có 537 triệu bệnh nhân mắc căn bệnh này. Tốc độ tăng trưởng của bệnh ĐTĐ rất đáng chú ý khi xảy ra trên toàn thế giới. Trong đó Việt Nam thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương với tỷ lệ tăng trưởng cao, khoảng 30%.
Đáng chú ý, trong 7 triệu người đang chung sống với ĐTĐ ở nước ta thì có đến khoảng 50% chưa được chẩn đoán. Hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, thường gặp nhất là tim mạch (34%), thận (24%). 70% trong tổng chi phí trực tiếp y tế (435 triệu USD) được sử dụng trong việc điều trị biến chứng của ĐTĐ típ 2.
Chuyên gia nhấn mạnh, 70% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Việt Nam kèm các yếu tố nguy cơ tim mạch (béo phì, béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa…). Các yếu tố này đã xuất hiện từ trước khi được chẩn đoán bệnh ĐTĐ típ 2 và sẽ tiếp tục tiến triển để trở thành biến cố trên tim mạch, thận thực sự. Thời gian mắc ĐTĐ càng lâu, biến cố xảy ra càng nhiều.
Trong bối cảnh này, các khuyến cáo điều trị ĐTĐ trên thế giới hầu hết đều thay đổi theo xu hướng, tiêu chuẩn được thiết lập là không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát đường huyết, HbA1c mà quản lý toàn bộ các yếu tố nguy cơ (kiểm soát huyết áp, lipid máu), sử dụng các thuốc mới có bằng chứng lợi ích tim mạch và thận.
Trong đó, các nghiên cứu được PGS.TS.BS Trần Quang Nam dẫn chứng cho thấy rằng, cần phải kiểm soát sớm đường huyết ngay từ đầu, việc trì hoãn sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch. Song, đáng lo là tỷ lệ kiểm soát đường huyết trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Thống kê chỉ ra, trên 50% bệnh nhân châu Á không đạt mục tiêu điều trị HbA1c <7.0%, trong đó Việt Nam chỉ có khoảng 30% là đạt mục tiêu.
ĐTĐ típ 2 là bệnh lý đa yếu tố nên gây rất nhiều khó khăn trong kiểm soát đường huyết và các yếu tố nguy cơ kèm theo, theo chuyên gia. May mắn là, hiện nay đã có nhiều loại thuốc, từ kinh điển đến các loại mới hơn (Metformin, Sulfonylureas, GLP-1 RA đến DPP-4i, SGLT-2i…), thêm cơ hội lựa chọn cho người thầy thuốc và bệnh nhân.
Sự ra đời của nhóm thuốc SGLT-2i đã thổi một luồng gió mới, tạo ra bước ngoặt, cuộc cách mạng giúp bảo vệ được cơ quan đích cho bệnh nhân, có thể ngăn ngừa sớm biến chứng ĐTĐ, chuyên gia nhận định.
Các nghiên cứu được PGS.TS.BS Trần Quang Nam đề cập trong bài báo cáo cho thấy rằng, trên cả phòng ngừa thứ phát (bệnh nhân ĐTĐ có biến cố tim mạch, xơ vữa) và nguyên phát (bệnh nhân chưa có biến cố tim mạch, chỉ có yếu tố nguy cơ), SGLT-2i đều cho thấy vai trò làm giảm nhập viện do suy tim, giảm biến cố về thận. Đặc biệt, SGLT-2i còn có vai trò giảm biến cố tim mạch gộp đối với phòng ngừa thứ phát.
Luseogliflozin - Hiệu quả kiểm soát đái tháo đường típ 2 trong cả đơn trị liệu và điều trị phối hợp
Đồng quan điểm, BS.CK1 Mã Tùng Phát cũng đánh giá cao SGLT-2i khi nhóm thuốc này có thể sử dụng được ở mọi giai đoạn bệnh ĐTĐ típ 2, sớm hay muộn, với vai trò kiểm soát sớm các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là tim mạch - thận, đồng thời còn giảm hiệu quả đường huyết, mang lại lợi ích giảm cân cho bệnh nhân.
Đi sâu hơn về dữ liệu lâm sàng của SGLT-2i - Luseogliflozin đến từ Nhật Bản và ứng dụng điều trị cho bệnh nhân Việt Nam, chuyên gia nhấn mạnh, “vũ khí” mới được phát triển bởi Taisho cho thấy hiệu quả trong đơn trị liệu và cả điều trị phối hợp, với liều từ 2.5-5mg. Đồng thời cũng cho thấy Luseogliflozin có lợi ích trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bệnh lý đồng mắc như gan nhiễm mỡ.
Trong đơn trị liệu, một nghiên cứu pha III, mù đôi, 1 nhóm sử dụng Luseogliflozin 2.5mg và 1 nhóm giả dược theo dõi 24 tuần trên bệnh nhân ĐTĐ 2 > 20 tuổi, có HbA1c 6,9 - 10,5%, chế độ ăn kiêng đã ổn định. Kết quả, ở nhóm sử dụng Luseogliflozin giảm HbA1c, giảm đường huyết đói, giảm đường huyết sau ăn, giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm cân, đồng thời thay đổi lipid máu theo hướng có lợi cho bệnh nhân (tăng HDL, giảm Triglyceride) so với nhóm giả dược. Trong điều trị phối hợp, nghiên cứu chỉ ra, sử dụng Luseogliflozin với metformin, ức chế α-glucosidase, Sulfonylureas, TZD, DPP-4… đều ghi nhận có hiệu quả giảm HbA1c, giảm cân rõ rệt.
Về độ an toàn, qua các nghiên cứu cũng chứng minh được rằng, chức năng thận của các nhóm có mức e-GFR khác nhau duy trì ổn định sau 2 năm điều trị Luseogliflozin. Một phân tích gộp cũng cho thấy với liều Luseogliflozin 2.5mg hiệu quả cải thiện rõ rệt các chỉ số về HbA1C, cân nặng, huyết áp, acid uric, Triglyceride… trong khi không làm gia tăng kết cục xấu (biến cố ngoại ý, không tăng nguy cơ hạ đường huyết, không tăng nguy cơ nhiễm trùng niệu dục).
Về liều lượng, Luseogliflozin 2.5 - 5mg có thể tối ưu hóa liều điều trị cho bệnh nhân, trong đó liều 5mg cho thấy hiệu quả ở những nhóm bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị. Tại Nhật Bản, các kết cục về tim mạch giữa các SGLT2i có các nghiên cứu CVOT (canagliflozin, dapagliflozin, empagliflozin) và nhóm các SGLT2i khác (Ipragliflozin, Tofogliflozin, Luseogliflozin) cho thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong một dữ liệu phân tích từ nghiên cứu đời thực trên hơn 25,000 bệnh nhân. Hiện tại, Luseogliflozin được chỉ định điều trị đái tháo đường, GFR ≥ 60 ml/phút tại Việt Nam.
Các chuyên gia đều kỳ vọng, sắp tới khi Luseogliflozin chính thức có mặt tại Việt Nam trên cơ sở là một sản phẩm biệt dược gốc hoàn toàn mới từ nhập khẩu bởi DHG Pharma sẽ mang đến những cơ hội kiểm soát hiệu quả hơn bệnh ĐTĐ típ 2 cho người bệnh, thêm lựa chọn hữu hiệu cho người thầy thuốc.
Trong chương trình, các chuyên gia còn giải đáp nhiều thông tin thú vị xoay quanh ĐTĐ típ 2 và Luseogliflozin. Y bác sĩ có thể theo dõi chương trình đầy đủ TẠI ĐÂY
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình