Lo vì con chậm biết gật - lắc đầu
Bé chậm biết gật – lắc đầu hay lắc đầu quá nhiều khiến cha mẹ lo lắng bé mắc chứng tự kỷ.
Bé Rơm nhà Liên 2 tuổi rưỡi nhưng chưa biết gật - lắc đầu khi được hỏi “thích hay không”. Ban đầu, Liên không để ý vì nghĩ không vấn đề gì. Mãi đến khi thấy em họ của Rơm (mới 12 tháng tuổi,) nhưng ai hỏi: “Con muốn đi chơi không?” là gật gù cái đầu rồi cười toe, “Con ăn bánh không”, cu cậu lại lắc đầu tít mù.
Liên sốt ruột vì lo không biết bé Rơm nhà mình có mắc tự kỷ hay chậm phát triển. Nhiều lần Liên dạy con gật – lắc đầu nhưng Rơm không thực hiện. Nếu mẹ làm mẫu, bé lại bắt chước theo.
Chỉ biết lắc đầu, chưa biết gật đầu là cu Gôn (16 tháng tuổi, Hà Nội). Mẹ cu Gôn cho biết, bé biết lắc đầu từ rất sớm. Không thích gì hoặc không đồng ý gì là Gôn lắc đầu liên hồi khiến mẹ cũng chóng mặt, miệng ngọng nghịu: “Hông, hông” (không, không).
Tuy nhiên, khi đồng ý điều gì, Gôn chưa biết gật đầu, chỉ nhìn mẹ cười rồi “ê, ê”. Mẹ bé đang băn khoăn không biết lúc nào con biết gật đầu. Nếu bé chỉ biết lắc đầu mà không biết gật đầu thì có bình thường hay không?
Cu Bum (mới 6 tháng tuổi, Hà Nội) đã biết lắc đầu quầy quậy. Có khi, Bum lắc liên hồi khiến bố mẹ phải theo sau nhắc: “Thôi, rụng cổ mất”. Mẹ cu Bum cho biết, lúc trước cu cậu hay lắc đầu bên nọ sang bên kia khi ngủ. Nhưng bây giờ, bé lắc liên tục cả khi thức dậy. Lắc đầu khi được bố mẹ hỏi và lắc đầu ngay cả lúc không được ai hỏi gì, giống như một trò chơi của bé. Mẹ Bum thắc mắc bé hay lắc đầu như thế là nguyên nhân gì, có làm sao không. Thấy con thích lắc đầu lặp đi lặp lại khiến mẹ bé sợ Bum mắc tự kỷ.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều bé biết lắc đầu từ sớm, phần lớn là do bắt chước cha mẹ. Biết lắc – gật đầu khi nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi bé và sự rèn luyện của cha mẹ. Chẳng hạn, nếu phụ huynh dạy con: “Con muốn đi chơi không?”, nếu bé có ý không muốn đi thì thử lắc đầu và nói: “Không” hoặc làm ngược lại.
Một số bé không biết gật đầu như người lớn vì đây có thể là cử chỉ khó. Lúc đấy, bé chỉ biết hạ người hoặc gù lưng xuống như khi được dạy “ạ” người lớn.
Nếu bé lắc đầu nhiều, cha mẹ cần quan tâm vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai. Nếu bạn nghĩ bé bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai thì bạn nên đưa con đi khám. Bé thích lắc đầu vì tai trong bị đóng lại và làm như thế mang tới cho bé cảm giác dễ chịu.
Một số bé lắc đầu khi mệt mỏi. Có bé lắc đầu cho đến khi mệt quá ngủ thiếp đi. Một số bé khác coi lắc đầu như một trò chơi vì lắc đầu làm bé chóng mặt và bé yêu thích cảm giác này.
Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào về chứng tự kỷ và chuyện lắc – gật đầu ở bé. Các chuyên gia cho biết, chứng tự kỷ thường có dấu hiệu như sau:
- Trục trặc ngôn ngữ: chậm nói hoặc biết nói nhưng sau đó lại thôi.
- Khó tương tác: không nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện là triệu chứng tự kỷ điển hình. Bé không biểu lộ cảm xúc với người thân, không bám mẹ...
- Khó khăn khi vui chơi: bé mắc tự kỷ thường không biết sử dụng đồ chơi, chỉ cầm lên ném – đập hoặc chơi sai chức năng.
- Hành động lặp đi lặp lại: Bé tự kỷ thích những hành vi lặp đi lặp lại như vặn tay, vặn người...
Tất nhiên, nếu bé có bất thường về hành vi thì cha mẹ cần đưa con đi khám ngay.
Để tạo phản xạ gật – lắc đầu cho con, phụ huynh nên dạy các bé từ sớm. Có thể đặt cho con một câu hỏi rồi gật – lắc đầu thích ứng với đáp án “có – không”. Hoặc sử dụng một con búp bê và chơi trò đóng kịch. Mẹ hỏi: “Bú pbê uống sữa không?” rồi đáp “có” thì dùng tay gật đầu búpbê xuống. Nếu đáp án là “không” thì mẹ vừa lắc đầu mình, vừa dùng tay lắc đầu búp bê.
Liên sốt ruột vì lo không biết bé Rơm nhà mình có mắc tự kỷ hay chậm phát triển. Nhiều lần Liên dạy con gật – lắc đầu nhưng Rơm không thực hiện. Nếu mẹ làm mẫu, bé lại bắt chước theo.
Chỉ biết lắc đầu, chưa biết gật đầu là cu Gôn (16 tháng tuổi, Hà Nội). Mẹ cu Gôn cho biết, bé biết lắc đầu từ rất sớm. Không thích gì hoặc không đồng ý gì là Gôn lắc đầu liên hồi khiến mẹ cũng chóng mặt, miệng ngọng nghịu: “Hông, hông” (không, không).
Tuy nhiên, khi đồng ý điều gì, Gôn chưa biết gật đầu, chỉ nhìn mẹ cười rồi “ê, ê”. Mẹ bé đang băn khoăn không biết lúc nào con biết gật đầu. Nếu bé chỉ biết lắc đầu mà không biết gật đầu thì có bình thường hay không?
Cu Bum (mới 6 tháng tuổi, Hà Nội) đã biết lắc đầu quầy quậy. Có khi, Bum lắc liên hồi khiến bố mẹ phải theo sau nhắc: “Thôi, rụng cổ mất”. Mẹ cu Bum cho biết, lúc trước cu cậu hay lắc đầu bên nọ sang bên kia khi ngủ. Nhưng bây giờ, bé lắc liên tục cả khi thức dậy. Lắc đầu khi được bố mẹ hỏi và lắc đầu ngay cả lúc không được ai hỏi gì, giống như một trò chơi của bé. Mẹ Bum thắc mắc bé hay lắc đầu như thế là nguyên nhân gì, có làm sao không. Thấy con thích lắc đầu lặp đi lặp lại khiến mẹ bé sợ Bum mắc tự kỷ.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều bé biết lắc đầu từ sớm, phần lớn là do bắt chước cha mẹ. Biết lắc – gật đầu khi nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi bé và sự rèn luyện của cha mẹ. Chẳng hạn, nếu phụ huynh dạy con: “Con muốn đi chơi không?”, nếu bé có ý không muốn đi thì thử lắc đầu và nói: “Không” hoặc làm ngược lại.
Một số bé không biết gật đầu như người lớn vì đây có thể là cử chỉ khó. Lúc đấy, bé chỉ biết hạ người hoặc gù lưng xuống như khi được dạy “ạ” người lớn.
Nếu bé lắc đầu nhiều, cha mẹ cần quan tâm vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai. Nếu bạn nghĩ bé bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai thì bạn nên đưa con đi khám. Bé thích lắc đầu vì tai trong bị đóng lại và làm như thế mang tới cho bé cảm giác dễ chịu.
Một số bé lắc đầu khi mệt mỏi. Có bé lắc đầu cho đến khi mệt quá ngủ thiếp đi. Một số bé khác coi lắc đầu như một trò chơi vì lắc đầu làm bé chóng mặt và bé yêu thích cảm giác này.
Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào về chứng tự kỷ và chuyện lắc – gật đầu ở bé. Các chuyên gia cho biết, chứng tự kỷ thường có dấu hiệu như sau:
- Trục trặc ngôn ngữ: chậm nói hoặc biết nói nhưng sau đó lại thôi.
- Khó tương tác: không nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện là triệu chứng tự kỷ điển hình. Bé không biểu lộ cảm xúc với người thân, không bám mẹ...
- Khó khăn khi vui chơi: bé mắc tự kỷ thường không biết sử dụng đồ chơi, chỉ cầm lên ném – đập hoặc chơi sai chức năng.
- Hành động lặp đi lặp lại: Bé tự kỷ thích những hành vi lặp đi lặp lại như vặn tay, vặn người...
Tất nhiên, nếu bé có bất thường về hành vi thì cha mẹ cần đưa con đi khám ngay.
Để tạo phản xạ gật – lắc đầu cho con, phụ huynh nên dạy các bé từ sớm. Có thể đặt cho con một câu hỏi rồi gật – lắc đầu thích ứng với đáp án “có – không”. Hoặc sử dụng một con búp bê và chơi trò đóng kịch. Mẹ hỏi: “Bú pbê uống sữa không?” rồi đáp “có” thì dùng tay gật đầu búpbê xuống. Nếu đáp án là “không” thì mẹ vừa lắc đầu mình, vừa dùng tay lắc đầu búp bê.
Theo Mẹ & Bé
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình