Hotline 24/7
08983-08983

Livestream: Sát thủ không hề giấu mặt

Thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh như tim mạch, huyết áp... Mặc dù nhiều người biết đến tác hại của nó nhưng vẫn không từ bỏ được thói quen này. TS.BS Lương Lễ Hoàng cùng hai khách mời đặc biệt là PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay và BS.CK2 Trần Văn Năm sẽ chỉ rõ tác hại của việc hút thuốc lá trong chương trình "Sát thủ không hề giấu mặt". Kính mời quý bạn đọc đón xem.

Ba diễn giả trong hội thảo
Ba diễn giả trong hội thảo "Sát thủ không hề giấu mặt"

Thuốc lá luôn luôn là một trong những sát thủ không hề giấu mặt bởi chúng ta có thể phát hiện trong cộng đồng, nơi làm việc… Ở Việt Nam, cứ 2 người  thì có 1 người hút thuốc lá. Theo thống kê, có 45% nam giới và 5% nữ giới đang sử dụng thuốc lá.

Các diễn giả của chương trình sẽ phân tích thuốc lá đã trở thành sát thủ như thế nào, gây hại cho sức khỏe ra làm sao? Chương trình cũng muốn chuyển tải đến bạn đọc, đó là hãy cai thuốc lá. Nhưng cai như thế nào, tại sao nhiều người muốn cai nhưng không thành công, bí quyết nằm ở chỗ nào? Với những thông tin như vậy, chương trình hôm nay chắc chắn sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích.

Ba diễn giả tham dự trong chương trình hôm nay có TS.BS Lương Lễ Hoàng, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay - Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, BS.CK2 Trần Văn Năm - Viện Y dược học Dân tộc.

TS.BS Lương Lễ Hoàng: Chúng ta thường nghe sát thủ giấu mặt, và đổ thừa cho huyết áp, lúc đổ thừa cho bệnh gan, nhưng hôm nay, tôi cho đề tài: sát thủ không bao giờ giấu mặt, thậm chí người ta in và dán trong phòng họp. Mình không có thực phẩm nào viết rõ rằng dùng nó sẽ bị ung thư, vì vậy mọi người vẫn dùng như bình thường và còn rủ nhau cùng sử dụng.

Mục tiêu của chương trình hôm nay không phải là cai thuốc lá, mà là đưa những thông tin không phải của thiểu số những người hút thuốc, mà tập trung vào cách bảo vệ của đa số người không hút thuốc, không muốn hút thuốc nhưng phải hít khói thuốc, trong đó có những đối tượng khi hít phải khói thuốc không đủ sức chịu đựng như người cao tuổi, người bệnh, em bé, phụ nữ đang mang thai…

Mục tiêu của y học đại chúng đó là bảo vệ quyền lợi của đa số. Vì vậy đây vừa là những diễn giả vừa là bạn thân của tôi có cùng một quan điểm: khi có thầy thuốc chữa trị có chữa được người bệnh ngồi trước mặt không, mà chữa được cũng đã hay rồi, mà khéo hơn thì khó; bởi có một khoảng cách giữa hay và khéo. Khéo hơn nhiều tức là phải làm sao cho nhiều người khác đừng vì điều đó mà bị bệnh một cách oan uổng.

Trên tinh thần đó, tôi sẽ cùng hai bác sĩ đây bàn về thuốc lá - sát thủ không hề giấu mặt. Tôi hy vọng những thông tin trong buổi hội thảo này sẽ giúp nhiều người tự cứu lấy mình.

PHẦN 1: TỌA ĐÀM

TS.BS Lương Lễ Hoàng: Câu hỏi đầu tiên tôi muốn hỏi PGS Bay đó là, xứ mình có nhiều người hút thuốc. Vậy thuốc lá có áp lực ghê gớm cho sức khỏe cộng đồng như thế nào? Bởi theo thống kê nước mình có tỷ lệ ung thư và bệnh tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim đã giảm xuống.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Tôi cũng hay lên án những chuyện, ví dụ người hút thuốc vô tư nhả khói ra hay họ cầm điếu thuốc và nói chuyện. Chúng ta biết rằng độc hại không phải chỉ người hút chịu mà người “hút khói thụ động”.

Bên cạnh đó chúng ta hiểu rằng, khói thụ động không phải từ người đó nhả ra hay không mà từ điếu thuốc phần đầu đang cháy đó là phần độc hại nhất. Người khác hưởng chứ không phải người hút hưởng.

Họ vừa nói chuyện họ vừa cầm điếu thuốc đưa ra, dáng dấp có vẻ phong nhã hay thế hệ của tôi còn trẻ thì đó là những hình ảnh mà tụi tôi hay cảm xúc vì đó là điều nguy hiểm. Và độc hại này làm cho những người xung quanh.

Chúng ta biết rằng có nhiều công trình nghiên cứu, như quỹ Bill Gates. Ông và vợ ông có một quỹ dành hết tài sản của mình cho các từ thiện, và trong đó có vấn đề của nghiên cứu về học để giúp cho bảo vệ sức khỏe của con người.

Tổ chức Y tế thế giới giúp Hiệp hội cai nghiện thuốc lá của Việt Nam tổ chức nghiên cứu và đánh giá từ năm 2010 - 2015 xem tác động của quỹ này vào công cuộc nghiên cứu cũng như phổ biến thì giảm sút được bao nhiêu.

Năm 2010, tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam chiếm 57% dân số. Chúng ta có 90 triệu người thì 45 triệu người hút thuốc lá và hệ quả thì không phải 45 triệu người người đó mà hệ quả còn nhiều người khác ở xung quanh họ, gia đình họ, con cái họ, xã hội, cộng đồng họ sống.

Cho đến năm 2005 thì con số này giảm xuống từ 57% xuống còn 51%. Tức là trong vòng 5 năm mới giảm được tỉ lệ 5%.

Mọi người vui vẻ thấy rằng tác động của họ làm có ảnh hưởng tốt đến người dân. Nhưng thực tế đến bây giờ năm 2018 vừa qua người ta nghiên cứu lại thì thấy rằng là đúng tỉ lệ có giảm nhưng tần suất gây ra tử vong cũng như tần suất làm tăng nguy cơ các loại bệnh như tim mạch, ung thư... mà chúng ta đừng nghĩ rằng thuốc lá chỉ gây ung thư phổi. Thuốc lá gây ung thư hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể khi người ta tiếp cận dù chủ động do mình hút hay thụ động do mình hít khói thuốc đều gây ra ung thư từ miệng, họng, lưỡi cho tới thực quản, dạ dày, bàng quang, thận và phổi.

Người ta cũng thấy rằng phổi của người hút thuốc lá với người không hút thuốc lá mà hút khói thuốc thụ động thì tần suất gây tăng ung thư phổi là 2 lần.

Quay trở lại vấn đề, thuốc lá là sát thủ này không hề giấu mặt. Bởi vì trong văn hóa của chúng ta có nhiều người không hiểu, có nhiều người vẫn còn thờ ơ kể cả khi bị ung thư rồi, khi đi khám bệnh trong túi vẫn còn bao thuốc lá để trong túi áo. Và khi nói chuyện bác sĩ ngửi ra mùi thuốc lá từ phía miệng bệnh nhân.

Tôi dùng chữ văn hóa là bởi vì đại bộ phận người dân chúng ta vẫn chưa hiểu được độc hại như thế nào của việc ngửi thuốc lá thụ động và hút thuốc lá.

Hút thuốc lá hại sức khỏe bản thân mình, vì mình đã hưởng thụ cảm giác đó, nghiện gây ra rồi. Nhưng những người thân, những người gọi là thương yêu của họ cũng chịu cảnh đó.

Chính vì vậy tôi dùng chữ văn hóa nó hơi lớn lao quá, tuy nhiên thật sự trong xã hội của chúng ta ngày nay là ý thức, còn là sự hiểu biết và làm sao có nhiều buổi giao lưu để lan truyền cho cộng đồng chúng ta hiểu biết như BS Lương Lễ Hoàng nói “Sát thủ không hề giấu mặt”.

Bởi vì trên bao thuốc lá bao giờ cũng ghi là hút sẽ bị ung thư phổi, hút sẽ như thế này thế kia và đánh thuế rất nhiều nhưng người ta vẫn hút.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay - Nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TPHCM

“Sát thủ không hề giấu mặt” nhưng đối với văn hóa thì nó là thầm lặng gây ra cho trẻ em, dĩ nhiên trẻ em không thể ý thức được khi hít phải khí thuốc lá đó sẽ bị các loại bệnh về sau ảnh hưởng đến trí tuệ, đến tập trung và ảnh hưởng đến giáo dục của cả xã hội ngày sau.

Hiện nay rất nhiều biện pháp đưa ra, cấm hút chỗ này, cấm hút chỗ kia thế những tỉ lệ đó vẫn tồn tại và tồn tại nhiều hơn. Tôi thấy đánh giá nghiên cứu năm 2005 và mới đây năm 2017 với Hiệp hội phòng chống và cai nghiện thuốc lá của chính phủ nêu ra con số nữa của bệnh viện tiếp cận với bệnh ung thư thì gần như nó có sự chênh lệch đáng kể.

Về phía chính quyền vẫn lạc quan cho rằng tác động của mình lớn nhưng thật sự đối với các bác sĩ lâm sàng trong điều trị thì vẫn hết sức bi quan. Bởi vì tần suất gây ra các nguy cơ về bệnh tim mạch vẫn rất cao do thuốc lá. Hay tần suất gây ra ung thư không phải chỉ có ung thư phổi mà ung thư những đường khác.

Bởi vì chúng ta biết rằng trong thuốc lá không chỉ có nicotin mà nó còn nhiều loại khác.

TS.BS Lương Lễ Hoàng: Những phân tích của PGS Bay vừa rồi trùng hợp với những kết quả nghiên  cứu rất lâu và đại trà ở Phần Lan. Không phải vô cớ mà mà Phần Lan được cho là đất nước có những biện pháp giảm những nguy hại của thuốc lá, khi chỉ trong 2 năm, đất nước này đã cương quyết cấm hút thuốc nơi công cộng với những chế tài, xử phạt rất nặng.

2 năm sau, tỷ lệ tai biến và nhồi máu cơ tim giảm xuống rất nhanh, dù lúc khởi động chương trình này họ chỉ nhắm tới ung thư phổi. Sau đó nữa người ta ghi nhận những căn bệnh ung thư, như ung thư phụ khoa, ung thư vú, ung thư cổ tử cung… đều giảm xuống khi người ta áp dụng cấm hút thuốc nơi công cộng. Có nghĩa là ai muốn hút thì hút, miễn sao không được hại người khác, đương nhiên vẫn cần phải tôn trọng nguyên tắc: tự tử là quyền tự do của mỗi người, ăn thua là lựa chọn kiểu nào.

Do đó, phần trình bày của PGS Bay tôi hy vọng sẽ tới tai được những người đang hút thuốc trong văn phòng đóng kín; đến tai những người hút thuốc trong những nhà hàng (những nhà hàng này không dám treo bảng cấm hút thuốc vì sợ mất khách); tới tai của những người cha đang chở con mà phì phèo điều thuốc lá ngay mặt đứa nhỏ... Và điều tôi cho rằng lời thật bao giờ cũng mất lòng.

Có nhiều người muốn bỏ thuốc lá nhưng không được. Vì chưa kịp bỏ điếu này xuống thì người ta đã đào điếu khác lên. Người ta thường nói, cai thuốc lá là khó nhất. BS Năm chắc đã tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân như thế này. Theo BS Năm, tại sao cai thuốc lá lại khó như vậy?

BS.CK2 Trần Văn Năm: Cách đây gần 10 năm, tôi là tổ trưởng tổ chống thuốc lá trong bệnh viện. Bệnh viện lúc đó bắt buộc phải có bảng đề “Cấm hút thuốc lá trong bệnh viện và hút thuốc lá bị phạt”. Tôi nhớ không lầm là 120.000 đồng thì phải. Nhưng cuối cùng ai dám phạt và ai phạt, đóng tiền ở đâu thì chuyện đó không giải quyết được cho nên thất bại.

Rất nhiều bệnh nhân người ta đứng bên cái bảng đó và hút thuốc lá. Điều đó nói rằng phòng chống hút thuốc lá rất khó, bởi vì cai rất khó.

Tôi có dịp vào trong Bệnh viện Ung Bướu, ai có đi cơ sở 1 bên đường Nơ Trang Long, nếu chúng ta lên các phòng nội trú thăm bệnh nhân thì trong buổi sáng tất cả đều bị đuổi xuống dưới sân, ngay cả đứng ngoài hành lang cũng không được vì giờ này là giờ bác sĩ khám bệnh nên phải đi xuống dưới đất.

Mà các anh chị, cô bác biết rồi xuống dưới đất là tập hợp hút thuốc lá và chúng ta ngồi chúng ta hưởng thôi. Và hút thuốc lá dù cho chủ động hay thụ động thì chúng ta cũng mắc bệnh hết.

BS.CK2 Trần Văn Năm - Viện Y dược học dân tộc

Trở lại câu hỏi tại sao nghiện lại khó cai như vậy là bởi vì chúng ta nhắc lại quá trình nghiện một chút. Nghiện có 3 giai đoạn:

- Thứ nhất là nghiện về mặt tâm lý, có nghĩa là người hút thuốc lá người ta muốn gì. Họ muốn chứng tỏ tôi đây đã trưởng thành rồi, tôi cầm điếu thuốc trên tay như vậy là tôi có vẻ anh chị một chút cho nên tôi thích cầm điếu thuốc lá như vậy.

- Giai đoạn thứ 2 là nghiện về hành vi, hay gọi khác là thói quen. Sau khi ăn cơm hút 1 điếu thuốc lá thấy dễ chịu hơn và sau khi uống 1 ly cà phê phải có điếu thuốc lá. Rồi gặp bạn bè nói chuyện không thì thấy khô, nhạt nhẽo làm sao và hút 1 điếu thuốc lá.

Từ đó nó làm nghiện cho tới cơ thể, nghĩa là nghiện thể xác.

Là 3 giai đoạn, thứ nhất là tâm lý, thứ hai là hành vi, thứ 3 là cơ thể.

Cơ thể là bởi làm sao, là khi hút vào cơ thể các chất nicotin mặc dù không phải là chất gây ung thư trực tiếp nhưng nó lại là chất gây ra nghiện số 1. Khi ta đưa nicotin vào nó thấm vào tế bào não rất nhanh, khoảng 15, 20 giây và gây ra cảm giác rất sảng khoái. Nó kích thích não cũng như bộ phận khác của cơ thể tiết ra Serotonin, mà chúng ta biết serotonin là một hormone happy (hạnh phúc).

Hút vào thấy người thoải mái, giải quyết được nhiều vấn đề. Mỗi ngày một chút nicotin thấm vào trong cơ thể cho nên tới lúc chúng ta không thể nào bỏ được thuốc lá.

Trở lại chuyện mắc dù người ta biết nhưng họ không can đảm bỏ. Bởi vì do những hành vi, thói quen nó bắt buộc người ta phải có điếu thuốc trên tay để thấy rằng mình có vẻ hoat bát, trưởng thành, người quan trọng. Cho nên không thể bỏ được.

Thêm nữa, khi bỏ sẽ gây ra phản ứng cơ thể thiếu nicotin tạm thời, đặc biệt là 2 - 3 giờ sau khi chúng ta bỏ. Và nó kéo dài trong ngày thứ 2, thứ 3, người sẽ cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, cáu gắt, khó chịu, nên họ sẽ bắt đầu hút lại đối với không chuẩn bị tâm lý để bỏ thuốc lá.

Trong y học cổ truyền cũng có nhiều biện pháp để hỗ trợ cai thuốc lá, nhưng do truyền thông cũng chưa được rộng và cũng không tới được những người hút thuốc lá.

Người không hút thuốc lá thì trọng lượng lời nói đối với người hút thuốc từ bỏ là rất khó.

Tôi có một chuyện là ông chồng hút thuốc lá mấy chục năm, còn người vợ thì không hút thuốc lá thì lại bị ung thư phổi. Tức là hút thuốc lá thụ động cũng gây hại hơn là người hút thuốc lá trực tiếp. Cộng với tâm lý người vợ này bị stress, bởi vì nói hoài mà chồng không bỏ được, cho nên người vợ bị căng thẳng, lo sợ, uất ức làm hệ miễn dịch giảm xuống.

BS Lương Lễ Hoàng: BS Năm đã đưa ra những vấn đề và cả giải pháp. “Bệnh viện không thuốc lá” không hay. Theo tôi nên đề là “Ai không hút thuốc sẽ được thưởng nhiều”. Rõ ràng bỏ thuốc lá rất khó khăn. Có người muốn quyết liệt bỏ thuốc lá nhưng tỷ lệ thất bại vẫn cao tuy đã áp dụng nhiều phương pháp cai, ngay cả thiền, yoga… Nicotin sinh ung thư, nhưng nó không hẳn là thủ phạm gây nghiện. Khi hút thuốc, nicotin lọt vào và gây tác hại, nhưng không phải vì nicotin mà người ta mê.

Các nhà khoa học Phần Lan cho biết, khi hút thuốc, nước bọt dính chất axetandehit tạo ra chất gây nghiện. Chất này có thể tìm thấy nhiều trong các món ăn quái dị như một dạng tựa ethanol trong rượu bia. Ở Singapore đang có chương trình ai uống một chai bia không cồn 3 đồng, có cồn nhân lên 6 lần, bởi nhà nước tài trợ uống cái không cồn, không ethanol.

Và phương pháp này hoàn toàn thất bại ở xứ mình. Bởi các ông đều nói là nếu tôi uống mà không say xỉn, không nôn ói… thì đâu có hay. Vì vậy tôi phải uống ấy mới hay. Thậm chí có nhiều hãng bia tung ra đồ uống không cồn nhưng không có ai mua bởi các ông muốn uống bia có cồn. Vậy phải làm sao để điếu thuốc hút vào không ngon nữa?

Trong đông y, người ta dùng nhĩ châm. Khi dùng cái này không thể khắc chế nicotin, bởi nhĩ châm có tác dụng tương tự như là trung hòa axetandehit. Có một số đối tượng sẽ tả là hút thuốc hết ngon, muốn buồn nôn và từ bỏ. Khi bỏ thì không còn nicotin nữa. Phần Lan đã nghiên cứu và cho kết quả như thế, và xứ mình đang áp dụng thử. Theo PGS Bay cơ chế của Phần Lan có đáng tin và hợp lý không?

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Trong khói thuốc lá, hiện bây giờ người ta đã tìm ra hơn 7 ngàn hóa chất chứ không phải chỉ có nicotin. Chúng ta cứ quen nói ràng thuốc lá là nicotin, nhưng trong đó chính xác là nó có 7.357 hóa chất, và người ra cũng xác định được 70 hóa chất gây ung thư và làm nặng thêm các bệnh có sẵn trong cơ thể của mình.

Các nhà khoa học người ta tìm ra các giải pháp góp phần để hóa giải.

Từ đầu chương trình đã có nói, là ai hút kệ họ, không cấm, đó là quyền cá nhân, họ muốn quyết định cho sinh mệnh của mình. Thế nhưng đừng gây hại cho cộng đồng. Và ngược lại, chúng ta là những người trong cộng đồng đó chúng ta có cách nào để giảm thiểu bớt những nguy cơ cho chính chúng ta hay không.

Trong thuốc lá, ngoài nicotin là chất phổ biến còn có những chất khác. Rất nhiều chất mà khi nhắc đến ung thư người ta hay nói đến, ví dụ như nitrosamine khi ăn những chất ôi thiu; hay thực phẩm chúng ta để lên men nhưng lại tiếc của, khi nó nổi lên các váng, hình thức đã bị nấm rồi thì chúng ta rửa và ăn tiếp.

Những thành phần đó phối hợp với thịt chúng ta ăn tạo ra nitrosamine gây ra ung thư nhiều bộ phần trong cơ thể. Với thuốc lá, tự nó đã có sẵn nitrosamine chứ không phải đợi chúng ta ăn các thức ăn ôi thiu hay những thực phẩm chua lên men hay nấm mốc.

Rất nhiều hóa chất gây độc hại trong khói thuốc lá. Nhưng hiện nay các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng trong một số sản phẩm có chứa cystine. Axetandehit khi chúng ta hít trong khói thuốc lá làm nước bọt chúng ta tiết ra và nó tan loãng, thâm nhập vào trong cơ thể của chúng ta gây ra ung thư từng bộ phận mà nó thẩm thấu vào.

Qua nghiên cứu người ta thấy rằng chất L-cystine trong một số sản phẩm, và sản phẩm đó khi sử dụng nó làm tan đi axetandehit. Như vậy nó cắt ngang chuỗi mà có khả năng gây ung thư.

Cơ chế để ngăn chặn tác động gây ung thư từ axetandehit là L-cystine. Như vậy những sản phẩm hỗ trợ nào chứa thành phần cystine này nó sẽ cắt ngang cái tác động có thể gây ung thư. Mà axetandehit thì không chỉ có trong thuốc lá mà còn có trong rượu bia, trong thực phẩm chứng ra sử dụng hằng ngày.

BS Lương Lễ Hoàng: Như BS Bay đã trình bày, mình phải làm sao để khi hút thuốc được 1 công 2 việc, nghĩa là “mượn” L-Cystine để “phá” axetandehit, thứ hai là hết ngon thì người ta mới hết ghiền. Rất nhiều người không biết axetandehit còn có trong quả sầu riêng. Chất này có khả năng ức chế các chức năng của tụy tạng khiến chúng ta mắc bệnh tiểu đường, và thường những người hút thuốc lá bị tiểu đường.

Theo BS Năm, nếu chọn phương pháp cai thuốc lá bằng đông y, thì những liệu pháp nào nên áp dụng để hỗ trợ? Kết hợp điều trị như thế nào để cai nghiện thuốc lá?

BS Lương Lễ Hoàng - diễn giả chính trong buổi hội thảo

BS.CK2 Trần Văn Năm: Tôi đã từng điều trị cai nghiện thuốc lá cho rất nhiều bệnh nhân, trong nước cũng có, nước ngoài cũng có. Tỉ lệ thành công chắc chưa được một nửa.

Tại vì khi muốn bỏ thuốc lá thành công thì tiêu chí số một vẫn là quyết tâm, ý chí. Vì nếu không quyết tâm thì có áp dụng phương pháp nào đi nữa cũng sẽ thất bại.

Thực ra trong sản xuất không có chất axetandehit, nhưng chính vì những chất phụ gia khác trong quá trình chế thuốc lá thì khi đốt lên nó sẽ sinh ra chất axetandehit.

Nếu như bằng biện pháp nào đó, ví dụ L-Cystine bất hoạt thì chất axetandehit sẽ làm cho vai trò của nicotin mạnh hơn, khi đó hút thuốc sẽ thấy không thú vị nữa.

Đâu cũng là một cách để chúng ta thử áp dụng. Phần Lan đã áp dụng nhiều nhưng ở Việt Nam thì chưa có thì bây giờ chúng ta bắt đầu áp dụng thử.

Khi nhận được thông tin này, tôi hình dung trong đầu chuyện tôi phải thành lập một nhóm trong phòng khám, vì hiện tại tôi cũng làm cố vấn cho một số phòng khám. Tại sao mình không đăng một bảng đề là "Cai nghiện thuốc lá bằng phương pháp y học cổ truyền"?

Vào đó tôi làm gì? Thứ nhất tôi viết ra quá trình cai thuốc lá, 2-3 tiếng đồng hồ sau khi thiếu thuốc thì nó sẽ xảy ra điều gì, nó uất ức, bồn chồn, vật vã, không yên, cáu gắt thì tại sao lúc đó chúng ta không thử cho người ta ngâm chân với nước nóng, massage body, xông hơi, vì nó làm giảm triệu chứng bứt rứt.

Chỉ cần 2-3 tiếng sau khi bỏ thuốc lá, phản ứng dội thiếu nicotin xảy ra rất nhiều. Chúng ta áp dụng bằng các phương pháp đó, đơn giản như ngâm chân nước nóng, xoa bóp, tập thiền, yoga.

Tuy nhiên, ở phòng khám ít khi nào làm đủ được tất cả những điều trên, cho nên nhĩ châm vẫn là phương pháp tôi vẫn chọn như BS Lương Lễ Hoàng đã đề cập.

Tôi thấy rằng có thể một tác dụng sinh học của châm cứu cộng với tâm lý làm cho hiệu quả cai nhiện mạnh hơn.

Tóm lại tôi sẽ chọn gì? Thứ nhất, chọn phương pháp không dùng thuốc là ngâm chân với nước nóng, xoa bóp, tập thở, kết hợp châm cứu. Bây giờ chúng ta rất nhiều loại thuốc hỗ trợ cai nghiện, chế phẩm hỗ trợ cai nghiện, nước súc miệng để quên cảm giác thèm thuốc đi.

Với phương pháp nicotin thay thế thì tôi không dùng đến. Bởi vì không cho nicotin vào trực tiếp mà cho nicotin khác vào thì thất bại.

Tôi nghĩ nếu chúng ta kết hợp các phương pháp truyền thống của y học cổ truyền như trước giờ đã có bằng châm cứu, tập dưỡng sinh, yoga, rồi kết hợp với các liệu pháp đang có như chế phẩm này tôi nghĩ chúng ta sẽ góp phần vào việc thành công.

Cai nghiện thuốc lá không chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó của cơ thể, mà phải là toàn thân. Chúng ta biết rằng 4.000 độc chất trong thuốc lá trong hơn 7.000 hóa chất trong thuốc, thì nicotin hay axetandehit đều có trong đó.

Như vậy nó tác động đến toàn cơ thể, bộ phận nào còn dính trên cơ thể thì chắc chắn bị thuốc lá ảnh hưởng hết, chỉ khi nào cắt bỏ thì không ảnh hưởng thôi.

Cho nên chúng ta phải có một liệu pháp tổng hợp chứ không phải chỉ có một, hai, ba chế phẩm nhỏ nhỏ. Ví dụ như BS Lương Lễ Hoàng nói là chúng ta cần một bài thuốc đông y, bởi vì không phải một cơ quan trong cơ thể bị trục trặc mà nó còn liên hoàn với nhau. Một cái này ảnh hưởng sẽ làm cái kia ảnh hưởng theo.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Tôi muốn chia sẻ thêm một vài kinh nghiệm của mình. Trong quá trình làm việc và khám chữa bệnh của mình, rất nhiều người hỏi cách thức làm sao, thì BS Năm gần như đã liệt kê đầy đủ hết, nhưng tôi muốn nhấn mạnh thêm. Tất cả những giải pháp đều đòi hỏi chúng ta phải có thời gian, ý chí và nghị lực. bởi vì trong cơ thể chúng ta có 5 chất nội sinh hạnh phúc như endorphins, dopamine, serotonin, melatonin… Đặc biệt, dopamine là thành phần được kích hoạt sản xuất các noron thần kinh và đặc biệt sản sinh nhiều khi hút thuốc lá. Vì vậy nó là tác nhân giúp người hút sảng khoái, dễ chịu, hưng phấn và dần gây nghiện.

Tất cả những chất nội sinh có được đều nhờ chúng ta tập luyện thể dục thể thao. Trong cuộc sống này, chúng ta cần chú ý 4 yếu tố: cách sống, ăn uống, tập luyện, tâm lý sống nhằm duy trì sức khỏe để sống thọ hơn, ít bệnh tật hơn. Tập luyện nhằm nâng cao và giữ vững sức khỏe cho bản thân, bên cạnh đó còn thúc đảy cơ thể tự sản xuất các chất nội sinh tạo cảm giác hạnh phúc.

Việc tập luyện rất đơn giản, không cần phải vào phòng tập để tập những động tác khó hay bài tập nặng, chỉ cần đi bộ, chạy bộ, vịn vào lan can tại nhà để giữ thăng bằng, rướn người bằng ngón chân và thả trọng lượng cơ thể vào gót chân… Có thể những người bị thoái hóa khớp, có vấn đề về gân gan bàn chân sẽ khó chịu trong giai đoạn đầu, nhưng các tư thế này giúp chắc xương, chống loãng xương, tăng cường sức khỏe, máu huyết lưu thông.

Rất đông khán giả đến tham dự buổi hội thảo của ba diễn giả

BS Lương Lễ Hoàng: Những người hút thuốc lá, đặc biệt là đàn ông nên nhớ bỏ thuốc lá, vì theo BS Trần Văn Năm, tất cả những gì còn dính trong cơ thể sau này sẽ hư hết. Vì vậy nếu muốn “dùng lâu” thì nên bỏ thuốc lá.

Tôi cũng xin cám ơn PGS Bay và BS Năm đã hỗ trợ chương trình qua những ý kiến đóng góp mà có thể không tìm được trong sách vở, bởi hai bác sĩ nói không chỉ bởi kinh nghiệm mà còn với tất cả tấm lòng.


PHẦN 2: GIAO LƯU VỚI KHÁN GIẢ

MC Kim Ánh: Theo báo cáo của ngành y, 95% người nghiện thuốc lá bị ung thư phổi. Nhờ đâu 5% còn lại không bị ung thư phổi?

Khán giả: 5%  không bị ung thư là những người không hút thuốc lá và rất chú trọng đến sức khỏe của họ.

BS Lương Lễ Hoàng: 5% không bị ung thư là do 5% đã chết trước khi ung thư.

MC Kim Ánh: Ai dễ bị hại vì khói thuốc lá dù không hút?

Khán giả: Do người hút thuốc thụ động hít phải khói thuốc lá từ trong gia đình và ngoài xã hội.

BS Lương Lễ Hoàng: Trong số những người hút thuốc lá thụ động, nặng nhất là thai phụ, thứ hai là những người cao tuổi bị tiểu đường hoặc cao huyết áp,  thứ ba là trẻ em. Nói chung, ai hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng 3 đối tượng này cần đặc biệt bảo vệ.

BS Lương Lễ Hoàng dí dỏm giao lưu hỏi đáp với các khán giả

MC Kim Ánh: Có cách nào suốt ngày vung vẩy điếu thuốc trên môi mà không mắc bệnh?

Khán giả: Những người hay vung vẩy điếu thuốc mà không bệnh là trong miệng họ ngậm những viên thuốc, viên kẹo giảm tác hại của khói thuốc tới cơ thể. Khi họ ngậm kẹo như vậy thì họ đã ý thức được viên kẹo đó đã giảm những tác phụ của việc hút thuốc lá, nhưng khói thuốc lại phả ra hại những người xung quanh. Họ nên hút ở những nơi không có người.

BS Lương Lễ Hoàng: Để vung vẩy điếu thuốc trên môi mà không mắc bệnh tốt nhất là đừng đốt điếu thuốc đó.

MC Kim Ánh: Người cai thuốc lá dễ tăng cân, đúng hay sai? Làm sao để cai thuốc lá không tăng cân?

Khán giả: Người cai thuốc lá rất dễ tăng cân, bởi khi ngưng hút thuốc những tế bào trong cơ thể đã khỏe mạnh, việc ăn uống giúp hấp thu và chuyển hóa tốt. Ăn giảm năng lượng và tập thể dục là phương pháp giúp cai thuốc lá mà không tăng cân.

BS Lương Lễ Hoàng: Khi cai thuốc lá, cơ thể sẽ thay đổi nội tiết tố. Nội tiết tố làm tế bào giữ nước lại, thành ra giúp họ tăng cân. Với những người béo phì, thừa cân, muốn cai thuốc lá cách duy nhất đó là tăng vận động và áp dụng biện pháp thanh lọc cơ thể.

MC Kim Ánh: Ngưng hút vào ngày đã đủ để lá phổi có cơ hội phục hồi. Đúng hay sai?

Khán giả: Ngưng hút thuốc lá bất cư lúc nào cũng tốt cho chính bản thân và mọi người xung quanh. Nếu ngưng hút thuốc lá, lá phổi sẽ có cơ hội phục hồi.

BS Lương Lễ Hoàng: Thực tế chứng minh, nếu chỉ ngưng hút 1 ngày, lá phổi cũng có cơ hội phục hồi, nhưng ngặt nỗi ung thư phổi ngày càng nhiều là do người bệnh không chịu ngưng dù chỉ 1 ngày.

MC Kim Ánh: Hút thuốc là yếu tố hàng đầu khiến bộc phát bệnh viêm gan siêu vi. Đúng hay sai?

Khán giả: Hút thuốc lá làm bộc phát siêu vi trong trường hợp người hút đã bị nhiễm siêu vi từ trước.

BS Lương Lễ Hoàng: Không phải ai cũng bộc phát nhiễm siêu vị khi hút thuốc lá. Chính yếu tại mình chọn "đòn bẩy" như thế nào mới bộc phát? Một trong những "đòn bẩy" khi nhiễm siêu vi là hút thuốc lá hoặc uống rượu, vậy thì người nhiễm chưa phát thì sẽ phát, người đã phát thì sẽ nặng hơn. Nếu người đã bị bệnh nặng hơn nhưng vẫn tiếp tục hút thuốc thì 70% thuốc chữa trị đặc hiệu sẽ mất tác dụng. Tốt nhất là đừng hút. Hoặc đã hút nhưng biết bản thân bị nhiễm siêu vi thì ráng bỏ, bởi nếu không chính họ sẽ làm gan của mình bị hư.

MC Kim Ánh: Chất màu trong gạo tím là thuốc của người hút thuốc. Đúng hay chỉ là quảng cáo?

Khán giả: Hàng ngày mình nên ăn những thực phẩm có đủ màu sắc. Những người thuốc lá cũng nên ăn những thực phẩm tím và đủ màu sắc. Mỗi màu sắc là những chất dinh dưỡng riêng.

BS Lương Lễ Hoàng: Antosianin trong gạo tím là chất kháng gốc oxy hóa. Các gốc oxy hóa là do môi trường ô nhiễm, hoặc bản thân tạo ra. Người hút thuốc lá có trực trặc đó là họ tự đưa vào cơ thể một lượng oxy hóa rất cao.

Và tại vì họ hút thuốc nên lượng sinh tố, khoáng tố bị tiêu hao nhiều hơn người thường. Người hút thuốc lá cần lượng sinh tố thậm chí cao hơn thai phụ. Vậy thì ngoài sinh tố, khoáng tố, người ta sẽ đưa vào cơ thể những chất kháng oxy hóa để ngăn chặn các gốc oxy hóa. Vì vậy việc sử dụng gạo tím là đúng.

MC Kim Ánh: Người hút thuốc, người hít thuốc đều mau có nếp nhăn trên mặt? Hư thực thế nào?

Khi người ta hút thuốc sẽ có chuyện này xảy ra, tối người ta ngủ Collagen được tạo ra chứ không phải ban ngày và Collagen buổi tối cao gấp 6 lần ban ngày, thì lượng Collagen đó bị ức chế khi đụng với Nicotin.

Thứ hai, người ta hút thuốc ban ngày gặp tia tử ngoại thì Collagen sẽ bị xé vụn, và nó xé vụ nhanh khi nào có thuốc lá.

Đúng là thuốc lá làm người ta nhanh già hơn. Chứ không phải hít vào mà mặt nhăn.

MC Kim Ánh: Khói thuốc lá là đòn bẩy cho thiếu máu cơ tim ở người trẻ? Đúng hay sai?

Với tác hại của thuốc lá mạch máu sẽ co lại, co lại bất chợt là chỗ đó thiếu máu. Thứ hai làm cho mạch máu xơ vữa sớm. Thứ ba, thành mạch vòng máu đậm đặc.

Một trong 3 đó không đủ nhồi máu cơ tim. Dòng máu đậm đặc, mạch máu co lại, mặt trong mạch máu xơ vữa thì những người trẻ chẳng hạn như khác biệt về nhiệt độ thôi. Ví dụ đang ở trong chỗ lạnh bước ra ngoài nóng và ngược lại tắm nước lạnh quá thì cảm giác lạnh khiến mạch máu trong lồng ngực co lại.

Như vậy sẽ bị đột tử, dù cho trước đó họ đi khám bệnh không thấy dấu hiệu gì báo động họ không tăng huyết áp, không tăng cholesterol. Hiện nay người ta báo động khoảng 40% đột tử xảy ra ở người chưa hề tăng huyết áp, chưa hề tăng mạch máu mà vì mạch máu của họ xơ vữa, không có dấu hiệu biểu lộ ra và co thắt một cách thái quá.

MC Kim Ánh: Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên hít khói thuốc lá dễ xảy thai, dễ sinh non, dễ sinh khó, dễ bị tiểu đường trong 3 tháng cuối của thai kỳ? Câu nào đúng?

Người bị tiểu đường trong lúc mang thai có nhưng không phải tỉ lệ cao. Như vậy không hút thuốc vẫn bị tiểu đường trong 3 tháng cuối, rồi khi sanh con xong tự điều chỉnh, nhưng cẩn thận 10 năm sau coi chừng có thể bị tiểu đường trở lại. Nhưng tỉ lệ đó không phải chiếm đa số.

Câu trả lời chính xác là sảy thai, sinh non chứ không phải tiểu đường.

Vậy những người chồng trẻ muốn có con nhưng lại hút thuốc trong nhà thì đừng lấy làm lạ khi vợ có bầu nhưng giữ thai không được, mới được vài tháng thì xảy thai.

Tốt nhất ta nên chọn hạnh phúc bằng cách là bỏ thuốc lá đi.

MC Kim Ánh: Thị lực là yếu điểm của người nghiện thuốc lá. Đúng hay sai?

Đúng, vì thuốc lá sẽ làm cho mạch máu ở đáy mắt của mình bị xơ vữa, chai đi, không cung cấp dưỡng khí làm hư đáy mắt. Đồng thời thủy tinh thể của mình bị co lại giống như bị điều tiết vậy.

Kết quả người ta sẽ giảm thị lực rồi sau đó cườm nước, cườm khô và thoái hóa võng mạc.

MC Kim Ánh: Người hút thuốc lá cần được liên tục bổ sung Acid amin thực vật. Hữu ích hay vô ích?

Tác hại của các độc chất trong thuốc lá sẽ khiến rối loạn biến dưỡng là nó huy động hết chất đạm liền. Kết quả người đó dễ rụng tóc, mặt dễ nhăn nheo, luôn cả những bệnh có liên quan đến huy động chất đạm.

Chẳng hạn như người ta đã chứng minh, người hút thuốc lá thì bị bệnh gout do tăng axit uric còn hơn người nhậu nhẹt rượu bia. Do đó, nếu họ chưa bỏ thuốc lá thì họ phải được bổ sung acid amin, chứ không phải mỗi ngày có thêm dĩa rau xanh đã đủ đâu.

Sự bổ sung đó cần có hỗ trợ của bác sĩ nếu như họ muốn lành mạnh. Khó nhất của việc chống thuốc lá hiện nay là làm sao để họ tự giác và không hại người khác, thì đó là một trận chiến rất cam go.

MC Kim Ánh: Cơ tạng người hút thuốc lá rất cần khoáng tố kẽm. Đúng hay chỉ đoán mò?

Khi người ta hút thuốc thì nội tiết thượng thận của người hút thuốc sẽ phản ứng lại như một tình huống stress. Do đó sẽ sử dụng cenforce, canxi, kẽm gấp 3 lần cho đến 6 lần so với bình thường.

Kết quả thiếu kẽm rất dễ bị bội nhiễm, da họ sẽ xấu, móng tay dễ gãy, tóc rụng.

Như vậy thì cần bổ sung khoáng tố kẽm, và nếu bổ sung chung với tảo thì đó là điều không chỉ nên mà là phải làm.

MC Kim Ánh: Người có đường hô hấp nhạy cảm, vì sao nên dùng Sâm Hoa Kỳ?

Người không hút thuốc cũng nên nếu thấy sức đề kháng yếu. Sâm không phải được hiểu là bổ bề dọc bề ngang đâu mà nó là chất để tăng lên sức chịu đựng của các tế bào.

Bởi vì các tế bào sẽ bị công kích liên tục, và theo như người ta đo tối thiểu 10.000 lần bởi chất oxy hóa. Cộng thêm nữa người hút thuốc sẽ tạo trong cơ thể mình một phản ứng là cơ thể diễn dịch nghĩa là có gì trục trặc, tấn công. Cơ thể huy động một loại tế bào. Tế bào này khi được huy động nó sẽ đi tìm bệnh nguyên ở đâu để nó diệt. Trong lúc đó thường nó hay có khuynh hướng thấy tế nào gan nào có mỡ nó diệt luôn. Kết quả người đó dễ bị viêm gan.

Sau này người ta thấy hoạt chất của những nhóm giống như steroid ở trong sâm. Sâm đây là nói chung chứ không phải nhất định là nhị hồng sâm của Dae Jang Geum mới tốt chẳng hạn. Điều đó không cần thiết.

Sâm nếu là thành phẩm đã được chứng minh, xét nghiệm, kiểm nghiệm hàm lượng chính là chất làm cho tế bào đừng hoạt động 1 cách nhanh nhẩu.

Hạt Sachi của Nam Mỹ mới có, nghiên cứu thấy trong đó khi mà mình dùng cái chất béo omega-3 trước đây thấy trong gan của cá thu, gan cá voi. Vì lý do đó mà người ta diệt cá voi đến độ gần tuyệt chủng, thì giờ người ta thấy omega của thực vật hay hơn là mình khỏi phải giết động vật. Thứ hai là tỉ lệ cân đối giữa 3:6:9 đó có trong hộp Sachi.

AloBacsi chân thành cảm ơn TS.BS Lương Lễ Hoàng cùng hai chuyên gia là PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay và BS.CK2 Trần Văn Năm đã chia sẻ những thông tin hữu ích về cách cai thuốc lá và bảo vệ sức khỏe. Xin hẹn gặp lại bác sĩ vào chương trình tiếp theo!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X