Hotline 24/7
08983-08983

Liệu pháp kháng histamin trong điều trị viêm mũi dị ứng khi COVID-19 tái bùng phát

Viêm mũi dị ứng được kiểm soát chặt chẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, thuốc kháng histamin đường uống thế hệ mới fexofenadine - hoạt chất có trong Telfor là một trong các thuốc được sử dụng đầu tay để điều trị viêm mũi dị ứng.

Đặc trưng của viêm mũi dị ứng là dai dẳng, hay tái phát. Đặc biệt là khi giao mùa, nhiệt độ - độ ẩm trong không khí giảm đột ngột cũng như sự sản sinh nhanh chóng các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc sẽ là những yếu tố thuận lợi để viêm mũi dị ứng sẵn có ở bệnh nhân khởi phát.

Trong khi đó, từ đầu tháng 4 đến nay, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận, COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng trên cả người mắc và nhập viện. Tại TPHCM, kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm cho thấy đã có sự xuất hiện của XBB.1.5 - biến thể được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm biến thể đáng quan tâm, tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

Trước bối cảnh này, bệnh nhân có thể nhầm lẫn giữa triệu chứng của COVID-19, cảm cúm và viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, giữa cảm và viêm mũi dị ứng triệu chứng tương tự nhưng khác nhau về thời gian. Trong khi cảm trong 5-7 ngày hoặc 10 ngày là khỏi, có thể kèm theo sốt, đau nhức mình mẩy, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, uể oải. Viêm mũi dị ứng không chỉ kéo dài 7 ngày mà có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, dai dẳng, quanh năm.

Triệu chứng COVID-19 cũng giống viêm mũi dị ứng. COVID-19 cũng có thể hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Nhưng khác ở chỗ, COVID-19 có thể gây sốt, trong khi viêm mũi dị ứng không có triệu chứng này. Hiện nay, để chẩn đoán phân biệt hai bệnh lý này, chúng ta chỉ có thể làm xét nghiệm (test nhanh COVID-19 - kết quả trả về trong khoảng 15 phút, hoặc là xét nghiệm RT-PCR - kết quả trả sau vài giờ).

1. Các loại thuốc kháng histamin trong điều trị viêm mũi dị ứng

Cho đến nay, viêm mũi dị ứng là một thách thức với các bác sĩ Tai mũi họng, bởi khó xác định dị nguyên và bệnh có tính tái phát dai dẳng.

Dựa trên thời gian và mức độ bệnh, Allergic Rhinitis and Its Impact on Asthma (ARIA) phân loại viêm mũi dị ứng được chia ra 4 thể lâm sàng, bao gồm: viêm mũi dị ứng nhẹ - ngắt quãng; viêm mũi dị ứng nhẹ - dai dẳng; viêm mũi dị ứng trung bình, nặng - ngắt quãng; viêm mũi dị ứng trung bình, nặng - dai dẳng.

Hiện có hai nhóm thuốc chính điều trị viêm mũi dị ứng. Thứ nhất là nhóm thuốc kháng histamin (anti histamin). Thứ hai là thuốc kháng viêm như steroid (corticoids), anti leucotrien, mast cell stabilizers (thuốc ổn định tế bào mast).

Thuốc và tác động của thuốc lên các triệu chứng viêm mũi (Whittaker 2011)

Điểm mấu chốt trong kiểm soát viêm mũi dị ứng đó là phải kiểm soát được histamin và tình trạng giải phóng histamin, việc gắn histamin vào thụ thể H1-receptor ở trên thành mạch cũng như đầu tận thần kinh.

Trong khi đó, thuốc kháng histamin tác động vào pha sớm trong chu trình sinh lý bệnh của viêm mũi dị ứng. Trong các nghiên cứu, xét tổng thể, thuốc kháng histamin đường uống đều có tác dụng trên tất cả các triệu chứng tại mắt, nhảy mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi. Đó cũng là lý do thuốc kháng histamin đường uống được trải rộng trên toàn bộ thể lâm sàng của viêm mũi dị ứng, dựa theo các hướng dẫn điều trị của Mỹ, châu Âu và Bộ Y tế.

Hướng dẫn thực hành lâm sàng khuyến nghị các bác sĩ lâm sàng nên dùng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai/ít gây ngủ hơn cho bệnh nhân và các triệu chứng ban đầu về hắt hơi và ngứa

Câu hỏi đặt ra là nên lựa chọn thuốc kháng histamin nào trong điều trị viêm mũi dị ứng? Hiện nay, đồng thuận từ thế giới đến Bộ Y tế cho thấy, nên lựa chọn loại tối ưu nhất, đáp ứng được tiêu chí, không gây buồn ngủ, giúp người bệnh tỉnh táo khi lái xe, vận hành máy móc, học tập và làm việc.

Trải qua lịch sử phát triển gần 100 năm, thuốc kháng histamin có gần 15 hoạt chất, tất cả đều có chung tác dụng kháng histamin. Mục đích của việc cải tiến, nghiên cứu nhiều nhóm kháng histamin là để giảm tương tác thuốc, tăng ái lực và tăng hiệu quả, giảm độc tính, tăng độ an toàn của thuốc.

Điểm khác biệt là những hoạt chất thời kỳ đầu (thế hệ 1, điển hình như diethylamine, phenbenzamine, chlorpheniramine…) có thêm tác dụng kháng Cholinergic (có thể gây khô miệng, giảm tiết nước bọt, quánh đờm, tăng nhãn áp,…) cũng như có thể ngấm qua hàng rào máu não (gây buồn ngủ). Hơn nữa, thời gian bán hủy ngắn nên bệnh nhân phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.

Trong khi đó, những hoạt chất thời kỳ sau (thế hệ 2, điển hình như fexofenadine (Telfor)) vẫn giữ được tác dụng kháng histamin nhưng giảm bớt tác dụng kháng Cholinergic cũng như kiểm soát việc ngấm qua hàng rào máu não, ít gây buồn ngủ. Đồng thời, ưu điểm được cải tiến nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2 là thời gian bán huỷ của thuốc dài nên bệnh nhân chỉ cần dùng 1 - 2 lần/ngày.

Dựa trên những yếu tố này, hiện nay, thuốc kháng histamin đường uống thế hệ 2 là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng, bởi tính hiệu quả, tiện lợi và ít tác dụng phụ.

Các bậc trong phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng đều có sự hiện diện của thuốc kháng histamin thế hệ 2

2. Fexofenadine có trong Telfor - Lựa chọn tối ưu trong điều trị viêm mũi dị ứng

Trong các nhóm thuốc histamin thế hệ 2, sau gần 30 năm ra đời (năm 1996), Fexofenadine vẫn chiếm ưu thế, ứng dụng rộng rãi và được đánh giá cao trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Fexofenadine có hai tác động chính, đó là ngăn chặn các thụ thể histamin và giảm sản xuất các thụ thể histamin. Tác dụng chống dị ứng kéo dài đến 24 giờ, đây là điều kiện để giảm cho bệnh nhân không phải uống thuốc nhiều lần trong ngày [1].

Fexofenadine không qua hàng rào máu não, nên ít gây buồn ngủ, điều này đã được FDA cho phép dùng được cho cả phi công. Đặc biệt, thuốc không gây nghiện, nghĩa là sau khi hết đợt dị ứng, bệnh nhân có thể ngừng ngay mà không cần phải giảm liều.

Khi đặt lên bàn cân thuốc thuốc kháng histamin thế hệ 2, các nghiên cứu cho thấy, fexofenadine có hiệu quả hơn Loratadin trong việc giảm các triệu chứng về ngứa mắt hoặc nghẹt mũi. So với Cetirizin, hiệu quả của fexofenadine tương đồng nhưng có thể làm giảm mức độ lơ mơ và chóng mặt đối ở nhiều bệnh hơn so với dùng Cetirizin.

Một số nghiên cứu cho thấy fexofenadine không hoặc ít gây buồn ngủ khi sử dụng

Một kết quả nghiên cứu trên fexofenadine cho thấy, thuốc không ảnh hưởng giấc ngủ tương đương với thảo dược và khác biệt hẳn so với nhóm kháng histamin thế hệ 1. Một tổng kết của nghiên cứu khác cũng cho thấy, fexofenadine là một trong hai loại thuốc không gây buồn ngủ. Trong khi ngay cả những thế hệ mới như Levocetirizin vẫn còn gây buồn ngủ, an thần cao hơn so với fexofenadine.

Ngoài ra, fexofenadine là một chất chuyển hóa có hoạt tính của terfenadin nhưng không còn độc tính đối với tim do không còn ức chế kênh Kali liên quan đến sự tác cực tế bào cơ tim. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài, hấp thụ tốt khi dùng đường uống. Tác dụng của thuốc sẽ bắt đầu sau khi uống khoảng 60 phút và đạt được nồng độ đỉnh khoảng 3 - 4 giờ sau khi uống.

Một nghiên cứu trên động vật sử dụng liều fexofenadine tương đương với 300 lần liều dùng ở người thì không tìm thấy độc tố của fexofenadine ở tim hoặc gan. Điều này cho thấy, fexofenadine không có độc tính.

Trong một nghiên cứu khác trên nhóm người từ 12 - 65 tuổi sử dụng fexofenadine liều 240mg 2 lần/ngày, sau 12 tháng người ta thấy rằng fexofenadine vẫn an toàn. Một nghiên cứu khác tại Mỹ năm 2003, các tác giả khuyến cáo có thể dùng fexofenadine trong trường hợp cần thiết đối với những người lái xe, vận hành máy móc, nhân viên hàng không, tuy nhiên cần phải có sự giám sát chặt chẽ về liều lượng và cách sử dụng.

Qua đó những nghiên cứu này cho thấy, fexofenadine là một loại thuốc an toàn, khi dùng trong một thời gian dài, thuốc cũng tác dụng rất tốt và không gây ra những hậu quả đối với cơ thể con người. Hiện nay, fexofenadine dùng trên trẻ 12 tuổi, ở viêm mũi dị ứng quanh năm, nổi mề đay vô căn mạn tính.

3. Telfor (fexofenadine) - Lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng

Đối với thầy thuốc, bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân, việc lựa chọn một loại thuốc để sử dụng là rất quan trọng bởi phải đảm bảo thuốc trị đúng bệnh, dễ tuân thủ điều trị (chẳng hạn như thuốc sử dụng 1 lần/ngày sẽ rất lý tưởng bởi bệnh nhân không bị quên thuốc). Đồng thời đem lại hiệu quả, giải quyết được các triệu chứng, an toàn, ít tác dụng phụ và đặc biệt quan trọng nhất chính là chất lượng của thuốc.

Trong các sản phẩm có thành phần fexofenadine, tại Việt Nam, hiện Telfor sản xuất tại DHG Pharma là một ứng cử viên sáng giá cho người bệnh viêm mũi dị ứng, được đánh giá “chi phí thấp hơn nhiều so với các dòng truyền thống trước đó sử dụng, dùng 1 viên/ ngày, tác dụng kéo dài và không gây buồn ngủ”.

Trên hết, Telfor được sản xuất trên dây chuyền đạt theo tiêu chuẩn Japan-GMP. Đây là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt được thiết lập từ năm 1974 và có hiệu lực vào 1975, trước cả EU GMP (1989), và liên tục được cập nhật nâng cao độ khó.

Về lý thuyết, JAPAN GMP tương đương EU GMP của châu Âu, CGMP của Hoa Kỳ. Trên thực tế, JAPAN GMP thường yêu cầu kiểm soát và đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt hơn so với các nước phương Tây (theo Pacific Bridge Medical (PBM) để đưa ra sản phẩm tốt nhất.

Bên cạnh Japan-GMP, Telfor cũng đảm bảo quy định chất lượng của Bộ Y tế. Đồng thời có nhiều hàm lượng khác nhau 60mg, 120mg và 180mg cho người bệnh thuận tiện sử dụng. Trong đó, đối với dạng 60mg, người bệnh sử dụng 2 lần/ngày. Đối với dạng 120mg, 180mg, người bệnh nên sử dụng 1 lần/ngày.

Đây là những tiêu chí quan trọng giúp Telfor trở thành điều kiện lý tưởng để lựa chọn trên tất cả các giải pháp kháng dị ứng trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://go.drugbank.com/drugs/DB00950

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X