Hotline 24/7
08983-08983

Liệu bạn có đang bị thiếu máu?

Thiếu máu rất nguy hiểm, đặc biệt mẹ bầu thiếu máu có thể khiến thai bị chết lưu hoặc mất sớm sau khi sinh.

Thiếu máu là bệnh lí cơ thể không sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho các cơ quan, khiến con người mệt mỏi và có thể kèm theo một số biến chứng nghiêm trọng.

Mô tả ảnh.
Thiếu máu khiến cho cơ thể luôn luôn mệt mỏi

Thiếu máu còn có tên gọi khác là máu thiếu sắt bởi nguyên nhân chính của căn bệnh này là nồng độ sắt trong máu thấp. Thiếu sắt, cơ thể sẽ không thể sản sinh đủ hemoglobin chuyên chở oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể và khiến bạn cảm thấy ngộp thở từ bên trong. Thiếu máu xảy ra khi nồng độ hồng cầu thấp hơn 12g/dl (gam/decilit) ở nữ giới và 15g/dl ở nam giới.

Trong trường hợp nồng độ hồng cầu của bạn thấp hơn bình thường, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một loạt các xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân.

Những bệnh nhân thiếu máu luôn trong tình trạng mệt mỏi và kiệt sức, nếu bị nặng và không chữa trị kịp thời còn có thể bị tổn thương nội tạng do thiếu oxy.

Nguyên nhân thiếu máu

Có ba nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu: mất máu, cơ thể suy giảm khả năng sản sinh ra tế bào hồng cầu mới, hoặc mắc phải loại bệnh phá hủy các tế bào hồng cầu.

Mất máu: Khi cơ thể không kịp sản sinh ra tế bào hồng cầu để bù vào lượng bị mất đi sẽ sinh ra thiếu máu. Những phụ nữ bị kinh nguyệt kéo dài, những người bị chảy máu trong do viêm loét hoặc bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao. Ngoài ra, mất máu do phẫu thuật hoặc chấn thương cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Chỉ khi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, bạn mới biết được mình có bị thiếu máu hay không.

Cơ thể sản sinh ra ít hồng cầu mới: Kể cả khi bạn không bị mất máu, những tế bào hồng cầu cũ cũng cần phải được liên tục thay thế.

Những nguyên nhân khiến cơ thể sản sinh ra ít tế bào hồng cầu mới, hoặc các tế bào hồng cầu không có đủ hemoglobin bao gồm:

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu sắt, acid folic, vitamin B12, và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản sinh ra tế bào hồng cầu mới.

Tình trạng sức khỏe: Các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, thận hay HIV/AIDS có thể khiến cơ thể không thể sản sinh ra hồng cầu. Phụ nữ có thai cũng dễ bị thiếu máu.

Rối loạn gen di truyền: Thiếu máu bất sản, thiếu máu hồng cầu hình liềm và thiếu máu tán huyết có thể di truyền từ đời này sang đời khác, khiến cho các tế bào hồng cầu bị tiêu diệt.

Tăng sự phá hủy các tế bào hồng cầu: Một số loại bệnh có thể khiến cho cơ thể phát hiện ra các tế bào hồng cầu và tiêu diệt chúng. Chẳng hạn như khi mắc các bệnh lí liên quan đến lá lách – cơ quan lọc bỏ các tế bào hồng cầu đã bị hư hỏng ra khỏi cơ thể - bạn rất dễ bị thiếu máu. Lá lách bị bệnh hoặc nở rộng có thể sẽ lọc bỏ nhiều tế bào hồng cầu hơn mức cần thiết.

Dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu

Những người bị thiếu máu thường dễ bị mệt mỏi. Nếu như bình thường, bạn chỉ cảm thấy mệt sau một ngày dài làm việc căng thẳng hoặc tập thể dục cường độ cao thì khi bị thiếu máu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nhanh hơn và các tế bào trong cơ thể cũng cần được cung cấp oxy nhanh hơn. Khi bệnh nặng hơn, bạn có thấy rõ ràng biểu hiện trên cơ thể như làn da nhợt nhạt, móng tay giòn dễ gãy và các vết thương mất nhiều thời gian để cầm máu.

Các triệu chứng thiếu máu khác có thể kể đến là:

- Khó thở

- Cáu gắt

- Cơ thể yếu ớt

- Chóng mặt

- Lạnh bàn tay và bàn chân

- Tim đập nhanh hoặc đập không đều

- Đau ngực

- Rối loạn chức năng tình dục

    Ban đầu, những triệu chứng này biểu hiện ở mức độ rất nhẹ, đặc biệt là khi bạn chỉ bị thiếu máu nhẹ hoặc trung bình. Lúc này, cơ thể vẫn dễ dàng thích nghi được và sẽ cố gắng bù đắp lượng oxy trong máu bị mất đi. Khi bệnh nặng hơn, cơ thể không thể thích nghi được nữa và các triệu chứng kể trên sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng.

    Nếu có những triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Tuy nhiên, vì thiếu máu giai đoạn đầu không biểu hiện hoặc biểu hiện rất ít những triệu chứng trên nên rất khó xác định. Bệnh thiếu máu thường chỉ có thể xác định được thông qua chẩn đoán những bệnh khác.

    Một số phương pháp chẩn đoán thiếu máu gồm:

    - Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) dùng để đo tất cả các thành phần trong máu của bạn.

    - Tiền sử sức khỏe gia đình có thể chỉ ra bạn mắc bệnh thiếu máu do bệnh tật hay do di truyền.

    - Xét nghiệm vật lí có thể chỉ ra nhịp tim hoặc nhịp thở bất thường của bạn có liên quan đến thiếu máu không.

    - Các cuộc xét nghiệm máu khác sẽ kiểm tra xem bạn có bị thiếu sắt và vitamin hay không cũng như xem xét kĩ hơn các tế bào hồng cầu và hemoglobin trong cơ thể bạn.

      Nếu bạn cảm thấy không khỏe và xuất hiện các triệu chứng của bệnh thiếu máu, hãy đi khám bác sĩ để được kịp thời chữa trị.

      Theo Trà My - Khỏe và Đẹp

      Đối tác AloBacsi

      Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

      Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

      Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

      hoàn toàn MIỄN PHÍ

      Khám bệnh online

      X