Lí giải nguyên nhân hiến máu xong nhiều người thường tăng cân
Sau khi hiến máu, cơ thể huy động năng lượng, nguyên liệu để tái tạo lượng máu mới nên dễ kích thích sự thèm ăn, thèm ngủ. Quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8 - 10 lần so với bình thường.
Hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về lợi ích của việc hiến máu đem lại. Lo lắng lớn nhất của người dân vẫn là, cho máu sẽ gây hại cho sức khỏe.
Theo ThS Phạm Tuấn Dương - Phó Viện trưởng viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết: "Việc hiến máu không có hại, ngược lại rất tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là do sau khi cho máu, máu mới sẽ được sản sinh. Máu mới sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần phấn chấn, vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, trước khi cho máu, quá trình xét nghiệm sẽ giúp người dân phát hiện nhiều bệnh (nếu có), qua đó việc điều trị bệnh sẽ được tiến hành kịp thời".
Lí giải tại sao sau khi cho máu nhiều người thường tăng cân, ThS Phạm Tuấn Dương nói: “Đó là nguyên tắc bù trừ của cơ thể, nếu mỗi ngày cơ thể mất 1 lượng nhỏ thì không có vấn đề gì. Nhưng khi đi hiến máu, cơ thể sẽ mất 1 lượng lớn hơn bình thường. Lúc này, cơ thể sẽ tăng tốc bù đắp lượng máu bị thiếu.
Khi tăng tốc sẽ có quán tính, cơ thể thiếu có ngần này nhưng do có quán tính sẽ tăng gấp đôi, gấp ba. Việc tăng 1 - 2 kg sau hiến máu là việc bình thường. Bởi, trong 1 ngày cơ thể cũng có thể tăng giảm 1 kg, nửa kg”.
Sau khi hiến máu khoảng 3 - 4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi gần như bình thường. Theo đó, hiến máu là quy trình vô cùng an toàn và không gây bất cứ nguy hiểm gì cho người hiến máu.
ThS Phạm Tuấn Dương cho rằng: “Hiến máu tình nguyện là một nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc và cần được đẩy mạnh trong xã hội. Chính vì thế, các bạn trẻ không nên có quan điểm hiến máu có tăng cân hoặc giảm cân thì mới làm”.
Việc cho và nhận máu đều được thực hiện theo những quy định nghiêm ngặt để đảm bảo tính an toàn cho cả người cho và người nhận. Những người dưới 45kg, dưới 18 tuổi đều không đủ điều kiện được hiến máu. Nếu đang nhiễm HIV, viêm gan B và các bệnh lây nhiễm khác, người có tiểu sử bệnh tim mạch, ung thư… cũng không được hiến máu.
BS Dương khuyến cáo, nhằm đảm bảo sức khỏe, sau khi hiến máu, nên uống nhiều nước, không nên lao động nặng trong hai ngày đầu. Trong ngày đi hiến máu, nên hạn chế sử dụng rượu bia, cần tăng cường thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương… Khoảng cách giữa các lần hiến máu an toàn là 12 tuần/ lần.
Theo ThS Phạm Tuấn Dương - Phó Viện trưởng viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết: "Việc hiến máu không có hại, ngược lại rất tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là do sau khi cho máu, máu mới sẽ được sản sinh. Máu mới sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần phấn chấn, vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, trước khi cho máu, quá trình xét nghiệm sẽ giúp người dân phát hiện nhiều bệnh (nếu có), qua đó việc điều trị bệnh sẽ được tiến hành kịp thời".
Lí giải tại sao sau khi cho máu nhiều người thường tăng cân, ThS Phạm Tuấn Dương nói: “Đó là nguyên tắc bù trừ của cơ thể, nếu mỗi ngày cơ thể mất 1 lượng nhỏ thì không có vấn đề gì. Nhưng khi đi hiến máu, cơ thể sẽ mất 1 lượng lớn hơn bình thường. Lúc này, cơ thể sẽ tăng tốc bù đắp lượng máu bị thiếu.
Khi tăng tốc sẽ có quán tính, cơ thể thiếu có ngần này nhưng do có quán tính sẽ tăng gấp đôi, gấp ba. Việc tăng 1 - 2 kg sau hiến máu là việc bình thường. Bởi, trong 1 ngày cơ thể cũng có thể tăng giảm 1 kg, nửa kg”.
Sau khi hiến máu khoảng 3 - 4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi gần như bình thường. Theo đó, hiến máu là quy trình vô cùng an toàn và không gây bất cứ nguy hiểm gì cho người hiến máu.
ThS Phạm Tuấn Dương cho rằng: “Hiến máu tình nguyện là một nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc và cần được đẩy mạnh trong xã hội. Chính vì thế, các bạn trẻ không nên có quan điểm hiến máu có tăng cân hoặc giảm cân thì mới làm”.
Việc cho và nhận máu đều được thực hiện theo những quy định nghiêm ngặt để đảm bảo tính an toàn cho cả người cho và người nhận. Những người dưới 45kg, dưới 18 tuổi đều không đủ điều kiện được hiến máu. Nếu đang nhiễm HIV, viêm gan B và các bệnh lây nhiễm khác, người có tiểu sử bệnh tim mạch, ung thư… cũng không được hiến máu.
BS Dương khuyến cáo, nhằm đảm bảo sức khỏe, sau khi hiến máu, nên uống nhiều nước, không nên lao động nặng trong hai ngày đầu. Trong ngày đi hiến máu, nên hạn chế sử dụng rượu bia, cần tăng cường thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương… Khoảng cách giữa các lần hiến máu an toàn là 12 tuần/ lần.
Theo Người đưa tin
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình