Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao giúp trẻ hết sưng đau, tránh áp xe vết tiêm sau chích ngừa?

Sưng đau, áp xe sau tiêm ngừa là tình trạng mà hầu hết trẻ nào cũng phải trải qua trong thời thơ ấu. Làm sao để xử lý và liệu có cách nào ngăn ngừa tình trạng này? BS Trương Hữu Khanh đã đưa ra lời giải đáp cho các bậc phụ huynh trong video sau.

1. Vì sao chủng ngừa thường xảy ra các phản ứng sau tiêm?

Tiêm chủng là giai đoạn quan trọng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Song nhiều bậc phụ huynh lại không yên tâm vì lo sợ các phản ứng sau tiêm ngừa.

Xin hỏi BS Trương Hữu Khanh, những phản ứng nào thường gặp sau khi trẻ tiêm vắc xin? Nhờ BS hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ em để giúp các ông bố, bà mẹ có thêm kiến thức về vấn đề này ạ?

BS Trương Hữu Khanh:

Tiêm ngừa có một số tác dụng phụ không mong muốn. Chích vắc xin là một cấu trúc lạ vào trong cơ thể, chúng ta biết rằng khi cơ thể gặp cấu trúc lạ, nó sẽ phản ứng trở lại. Vắc xin là một cấu trúc lạ nên nó sẽ được cơ thể phản ứng lại nhằm tạo ra kháng thể. Kháng thể đó sẽ tồn tại trong cơ thể và khi các tác nhân gây bệnh tấn công lúc đó kháng thể sẽ chặn chúng và người đó sẽ hết bệnh.

Sưng nóng, hành và đau là chuyện hết sức bình thường sau khi tiêm vắc xin. Khi em bé chích ngừa, nó bị sốt nhẹ. Vì vậy, ta cần theo dõi. Bé cần uống nước nhiều. Nếu bị sốt hơn 38.5 độ C, các bé phải uống thuốc hạ sốt. Một số bé không sốt, nhưng các em quấy (bị đau). Đặc biệt khi ta đụng vào chỗ chích sẽ khiến bé khóc to hơn. Dù em bé không sốt, ta phải cho bé uống thuốc hạ sốt để giảm đau.

Trong trường hợp cơn sốt kéo dài hơn 48 giờ, sốt quá cao, li bì khi đó ta sẽ đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu trẻ không có các dấu hiệu đó trong vòng 48 giờ, các dấu hiệu không mong muốn đó sẽ mất dần. Phụ huynh cần cố gắng theo dõi trong ngày đầu tiên sau khi chích ngừa.

2. Bị đau là do cơ địa hay hay nguyên nhân khác?

Nhiều bạn đọc gửi thư về AloBacsi với chung một thắc mắc: Vì sao con đi chích ngừa lần nào về cũng bị đau, sưng, ngứa vết chích, có khi sốt, trong khi đứa trẻ khác thì không bị. Liệu có phải do chăm sóc sai hay cơ địa, sức đề kháng của mỗi bé khác nhau?

BS Trương Hữu Khanh:

Bị hành ít hay nhiều là do cơ địa. Miễn dịch mạnh sẽ gây sưng nhiều hơn, đau và có vết đỏ nhiều hơn. Vì vậy, nó không liên quan đến vắc xin và cách tiêm. Hiện nay, vắc xin được phân phối ngoài thị trường đã trải qua nhiều quá trình nghiên cứu nên độ an toàn của nó rất tốt. Thứ hai, việc rửa tay và sát khuẩn trong quá trình chủng ngừa ở Việt Nam rất tốt. Hiếm khi xảy ra ở việc vệ sinh, chủ yếu là do cơ địa.

3. Nên làm gì để xoa dịu vết tiêm bị đau?

Vậy khi trẻ tiêm chủng và bị đau chỗ tiêm, nên làm gì để xoa dịu cho trẻ? Những sai lầm bố mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ sau tiêm ngừa? Dấu hiệu nào cho thấy cần đưa trẻ đến BV thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh:

Trong 24 giờ đầu, nếu vết chích đau thì ta cần chườm mát chứ không nên chườm nóng hay lạnh. Chườm mát là dùng khăn sạch quấn cục đá bên trong, nước đá qua khăn sẽ mát chứ không lạnh. Ta cứ việc chườm vào vết chích trong 24 giờ đầu. Lúc đó, vết thương sẽ tự ổn. Ta không nên chườm nóng hay chườm nước đá lên chỗ tiêm đó bởi vì nó sẽ làm vết thương đau hơn khi chườm nóng. Nó sẽ làm tái cấu trúc da khi chườm quá lạnh.

Lưu ý không đắp cục khoai tây lên. Một số người còn cắt miếng Salonpas dán lên vết thương, điều đó vô cùng nguy hiểm. Thứ nhất, nó không hợp vệ sinh, nó làm nhiễm trùng vết chích. Thứ hai, nó quá nóng, khi ta dán như thế nó sẽ gây nhiễm trùng hay viêm nặng hơn.

Chỉ cần chườm mát bằng khăn quấn nước đá trong 24 giờ đầu, vết chích sẽ tự ổn định.

4. Áp xe sau chủng ngừa có thực sự nghiêm trọng hay không?

Một số trẻ khác thì gặp phải tình trạng áp xe sau tiêm ngừa. Xin hỏi BS, tình trạng này có nguy hiểm không? Nhận biết áp xe sau tiêm phòng ở trẻ như thế nào và cha mẹ nên xử trí ra sao khi con bị áp xe?

BS Trương Hữu Khanh:

Áp xe sau khi chủng ngừa rất hiếm, nhưng nó có thể xảy ra do ta không giữ được vôi trùng. Thứ hai, ta không giữ vệ sinh sau khi tiêm ngừa ở chỗ đó. Ta đắp nhiều thứ lên vết tiêm, gây nhiễm trùng thêm. Hiện tượng này cũng dễ nhận biết, vết nóng đó thường kéo dài trong 24 giờ.

Đặc biệt khi ta nhìn vào, ta thấy nó phập phiều như có mũ. Ta đụng vào làm cho vết thương đau hơn, khi đó ta cần đi khám nếu vết thương bị như thế thì ta cần khám và đánh giá mức độ của nó để biết có nên dùng thuốc kháng sinh hay không. Ngoại trừ trường hợp vết tiêm lao, vết tiêm lao phải mất một hay hai tháng mới có chuyện đó.

Nếu ta thấy áp xe có mủ ở vết chích thông thường, ta cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và đánh giá có nên dùng thuốc kháng sinh hay không.

5. Vì sao có nhiều vị trí tiêm vắc xin trên cơ thể?

Hiện nay, trên thị trường có vắc xin cần tiêm vai, có loại tiêm mông hoặc đùi. Xin hỏi BS vị trí tiêm vắc xin nói lên điều gì? Nó có vai trò như thế nào trong việc tiếp nhận vắc xin?

BS Trương Hữu Khanh:

Có 3 cách chích ngừa, cách thứ nhất là chích trong da, chích bắp, chích dưới da. Phần lớn là chích bắp, tùy theo trường hợp chỉ định tiêm ngừa và đứa bé đó lớn hay nhỏ. Cơ vai phải đủ lớn thì mới chích vào da.

Đối với em bé, ta phải chích vào đùi. Tất cả tùy thuộc vào loại vắc xin để tiêm bắp, đứa nhỏ đó lớn hay nhỏ bác sĩ sẽ chọn bắp hay đùi, tay để chích vào nhằm có đủ miễn dịch nhưng không đau.

6. Bí kíp của BS Trương Hữu Khanh giúp trẻ không sợ chích ngừa

Cuối chương trình, BS có bí kíp nào chia sẻ cho các bậc phụ huynh để dỗ con đi tiêm phòng không đau, không khóc nhè ạ?

BS Trương Hữu Khanh:

Trước hết, ta giải thích chuyện chích ngừa. Chích ngừa không đau, chích ngừa tuy đau nhưng đứa con chịu được. Trẻ sẽ tin mình, nhưng nếu mình nói không đau rốt cuộc trẻ vẫn đau sẽ khiến các bé không muốn chủng ngừa. Đồng thời ta sẽ giới thiệu cho các em đồng trang lứa lợi ích của việc chủng ngừa. Quan trọng hơn hết, không được vội vã khi chủng ngừa (ẫm em bé đúng tư thế và chắc chắn), một số nơi chủng ngừa đã được huấn luyện như thế. Nếu một em bé đang vùng vẫy mà ta cố gắng giữ lấy thì không tốt chút nào. Nói chung, ta phải ẫm trẻ đúng tư thế rồi chủng ngừa mới đảm bảo sự an toàn.

Chủng ngừa là quyền lợi quan trọng giúp trẻ tránh bệnh có vắc xin, suốt cuộc đời trẻ không chủng ngừa đủ và đúng cách, sớm hay muộn như thế nào trẻ sẽ mắc bệnh. Vì vậy, việc tiêm ngừa rất quan trọng. Vắc xin được chứng minh đủ tốt để đưa ra thị trường, phụ huynh không ngần ngại bàn bạc về lợi ích của vắc xin.

Khi chích ngừa, ta phải có hành, họ đưa ra nhiều cách theo dõi. Trong 30 phút đầu, ta cần theo dõi trẻ ở cơ sở chủng ngừa. Trẻ dưới 12 tháng sau khi chủng ngừa cần được quan sát, khi bị nóng ở nơi tiêm ngừa đó là chuyện bình thường. Ta cần thực hiện đúng hướng dẫn của cơ sở y tế.

Quan trọng hơn hết, ta cần đưa trẻ đi khám và không nên nghĩ rằng tiêm ngừa như vậy là hết bởi vì đứa bé chủng ngừa có thể kèm theo triệu chứng nặng của bệnh, đó không phải do vắc xin. Nếu ta làm đúng, đứa bé sẽ có quy trình tiêm ngừa một cách nhẹ nhàng.

Trọng Dy

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X