Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để thoát khỏi di chứng của hậu COVID-19 đeo bám?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân khỏi COVID-19 có thể gồng gánh hàng trăm di chứng và sẽ bị các tổn thương nặng nề nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy làm sao để các di chứng không còn là nỗi ám ảnh đeo bám các F0 đã lành bệnh?

COVID-19 là bệnh đa cơ quan, hàng trăm di chứng “đeo bám” người bệnh

COVID-19 khốc liệt nhưng cuộc chiến sau đó gian nan không kém. Những di chứng về thể chất và tinh thần hậu nhiễm COVID-19 “đeo bám” nhiều người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan Dịch vụ Quốc gia Anh (NHS) và Viện Y tế và Chất lượng Chăm sóc Quốc gia Anh (NICE) đã đưa ra nhiều hướng dẫn về vấn đề này.

Theo các nghiên cứu, người bệnh khỏi COVID-19 gặp hàng loạt các biến chứng như xơ phổi (61%), tổn thương thận cấp (25-33%), thở oxy kéo dài (39%), suy giảm nhận thức (18-57%), mệt mỏi (80%), mất ngủ (45%), nhức đầu (44%), rối loạn tập trung (27%), rụng tóc (25%)...

Trong các hội thảo tổ chức tại Việt Nam bàn luận về COVID-19, nhiều chuyên gia nhận định, COVID-19 là bệnh đa cơ quan, ngoài việc tấn công hô hấp, phổi còn ảnh hưởng lên thần kinh, nội tiết, tim mạch, tiêu hóa, thận… Vì vậy, việc phục hồi chức năng không chỉ dừng lại ở tâm lý, hô hấp mà rất cần tầm soát các cơ quan khác ngay cả khi đã vượt qua căn bệnh này.

Điều này cũng đồng nhất với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Trong đó, nghiên cứu quy mô quốc tế lớn nhất từ trước tới nay về người mắc COVID-19 được đăng trên tạp chí EclinicalMedicine của Lancet, khảo sát 3.762 người mắc COVID-19 kéo dài ở 56 quốc gia kết luận, những người từng mắc COVID-19 có thể chịu đựng tới 203 di chứng.

Đặc biệt, di chứng sau khi khỏi bệnh trải dài ở các cơ quan bộ phận khác nhau trên cơ thể như mệt mỏi, khó chịu sau gắng sức, sương mù não, ảo giác, rùng mình, ngứa da, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm chức năng tình dục, tim đập nhanh, vấn đề kiểm soát bàng quan, mất trí nhớ, thị lực mờ, tiêu chảy và ù tai.

"Tàn tích" của COVID-19 trên phổi

Trong các di chứng để lại sau COVID-19, xơ phổi là tình trạng thường gặp, như kết quả nghiên cứu trên cho thấy, tỷ lệ lên đến 61%. Thậm chí, có người bệnh dù kết quả xét nghiệm RT-PCR đã âm tính nhưng giai đoạn xơ phổi vẫn tiếp tục xảy ra. Điều này cho thấy, phổi là “môi trường” yêu thích nhất của virus SARS-CoV-2, do vậy, dù khỏi bệnh thì “tàn dư” để lại cho cơ quan này vô cùng nặng nề.

TS.BS Nguyễn Như Vinh - Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp - Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM và là chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế CHAC thông tin, trong quá trình thăm khám đã tiếp nhận nhiều người bệnh đến khám với triệu chứng khó thở, ho kéo dài. Kết quả ghi nhận nhiều trường hợp bị xơ phổi, tổn thương phổi, trong đó đa phần là những người phải dùng đến các biện pháp can thiệp bằng oxy, máy thở hoặc ECMO… trước đó.

Nhiều bệnh nhân bị tổn thương phổi sau khi khỏi COVID-19

“Đối với những F0 lành bệnh, tổn thương trên phổi là một dấu chỉ rất đáng quan ngại. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì để lại nhiều phiền toái sau này, phổi sẽ dễ bị xơ dẫn đến suy hô hấp và kéo theo hàng loạt biến chứng khác. Vì thế, sau khi khỏi COVID-19 nhưng vẫn bị khó thở, thở khi gắng sức, đầu ngón tay/chân bị tím tái… nhất là vao ban đêm thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để đánh giá và làm các xét nghiệm chẩn đoán, có hướng điều trị đúng” - TS.BS Nguyễn Như Vinh cho biết.

Chủ động đối với với hậu COVID-19, cần làm xét nghiệm gì?

“Khỏi COVID-19 mới chỉ là chiến thắng một nửa. Điều quan trọng là vượt qua được những di chứng không mong muốn mà virus SARS-CoV-2 mang lại” - Đó là khuyến cáo của PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TPHCM.

Phổi là "bình địa" - cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ COVID-19. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT phổi là cách để đánh giá chức năng, tình trạng và vị trí tổn thương phổi. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, nhất là những bệnh nhân từng phải can thiệp các biện pháp như thở oxy, máy thở… thì các phương pháp trên chưa thể đánh giá tổng quan tổn thương.

Theo PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho và khó thở ở bệnh nhân hậu COVID-19, như tại cơ, tim hoặc phổi, tâm lý... Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm vận động tim mạch hô hấp gắng sức (CPET).

Ngoài ra, đo khả năng khuyết tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO) cho biết tình trạng của phổi còn hoạt động như thế nào sau "trận đại chiến" với COVID-19, kết hợp với hình ảnh của CT. Kĩ thuật này cho phép bác sĩ theo dõi được khả năng của phổi, từ đó có những liệu trình can thiệp kịp thời để phổi không bị bỏ lỡ các cơ hội vàng.

Các F0 khỏi bệnh cần thăm khám sớm và điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng hậu COVID-19

Khám hậu COVID-19 cần phải đánh giá tổn thương liên quan tại nhiều cơ quan bộ phận khác nhau như hô hấp, tim mạch, chuyển hóa, thần kinh,… với bác sĩ chuyên khoa sâu như chuyên khoa tâm lý, chuyên khoa thần kinh, tai mũi họng, tim mạch, da liễu,…

Đa phần bệnh nhân hậu COVID-19 có những triệu chứng nhẹ đến vừa, sẽ tự chữa lành sau 3-6 tháng mà không cần phải can thiệp sâu. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhầm lẫn với các bệnh khác nên nhiều người chủ quan, bỏ lỡ giai đoạn vàng điều trị. Do đó, điều quan trọng là cần mạnh dạn, chủ động đi khám, để được bác sĩ tư vấn, tìm ra giải pháp điều trị phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phòng khám Đa khoa CHAC là cơ sở y tế chuyên sâu về hô hấp tại TPHCM. Với đội ngũ bác sĩ có trình độ cao là Giáo sư, tiến sĩ đến từ các bệnh viện hàng đầu cả nước, giúp bệnh nhân giải quyết tất cả các vấn đề về hậu COVID-19, nhất là về hệ hô hấp.

CHAC được trang bị những trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và chuyên sâu, đặc biệt là về lĩnh vực hô hấp như: Hô hấp ký, Dao động xung ký (IOS), Phế thân ký, FeNO, CPET, Đo khả năng khuyết tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO)...

Đặc biệt, CHAC còn đi đầu trong xu hướng chăm sóc sức khỏe. Với mục đích tham gia bảo vệ gia đình khỏi biến chứng do COVID-19 để lại, CHAC còn xây dựng gói khám hậu COVID-19 dành cho người lớn và trẻ em. Trong đó có nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu như CPET (tầm soát sớm chuyên sâu về hô hấp và tim mạch), Phế thân ký - DLCO (kiểm tra chức năng phổi), D-Dimer (kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu)…

Bên cạnh đó, phòng khám còn triển khai hầu hết các dịch vụ y tế cần thiết, từ việc khám bệnh, xét nghiệm, chăm sóc điều trị. Việc lập trình của các dịch vụ này được thực hiện theo nguyên tắc phối hợp hiệu quả, vì vậy bệnh nhân sẽ giảm thiểu thời gian chờ đợi cũng như tiết kiệm tối đa chi phí.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA CHAC

Địa chỉ: Số 110A Ngô Quyền, Phường 8, Quận 5, TPHCM

ĐT: (028) 39 574 933

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7, từ 7g30 đến 16g30

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X