Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao bớt đổ mồ hôi tay, chân?

Mồ hôi ra nhiều ở tay, nách hay chân... khiến quý ông cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Để khắc phục, bạn hãy chọn giải pháp phù hợp nhé.

 
 
Thoát cảnh

Đổ mồ hôi tay gây trở ngại rất lớn trong việc lựa chọn nghề nghiệp

 
Khi tập thể thao nhiều, làm việc nặng, nhiệt độ môi trường cao thì việc tiết mồ hôi rất cần thiết, giúp điều hòa thân nhiệt. Hệ thần kinh giao cảm giữ vai trò điều tiết mồ hôi ra ngoài. Với một số người có hệ thần kinh này hoạt động quá mức sẽ gây nên tình trạng đổ mồ hôi ngay cả khi không hoạt động nhiều và thường xuất hiện khu trú ở vùng đặc biệt như đầu, bàn tay, nách, lòng bàn chân...

Có thể do di truyền

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Bình, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến - Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bình Dân, TP. HCM cho biết, gần 3% dân số, phần lớn là người từ 25 đến 64 tuổi bị tăng tiết mồ hôi. Khoảng 30-50% là do di truyền. Tuy nhiên, bệnh nhân lại ít khi đi khám. Chỉ đến khi việc tăng tiết mồ hôi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giao tiếp xã hội và nghề nghiệp thì họ mới nhờ bác sĩ can thiệp.

Cũng theo bác sĩ Bình, tình trạng tăng tiết mồ hôi không có triệu chứng báo trước, khi hoạt động nhiều, chơi thể thao mồ hôi cũng không tiết nhiều hơn. Người bệnh có thể đổ mồ hôi từng đợt hoặc liên tục.

Phân loại

Đổ mồ hôi tiên phát: Thường không rõ nguyên nhân. Mồ hôi chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, nách, đầu, mặt và lòng bàn chân. Bệnh có thể khởi phát từ lúc nhỏ hay tiền dậy thì, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài suốt cuộc đời.

Đổ mồ hôi thứ phát: Thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. Nguyên nhân có thể do bị bệnh cường giáp, đang điều trị bằng nội tiết, tuổi mãn kinh, bị béo phì, rối loạn tâm thần...

Chọn phương pháp phù hợp

Đổ mồ hôi thứ phát được chữa bằng cách điều trị các nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Khi bị đổ mồ hôi tiên phát hay thứ phát có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

Thuốc chống tiết mồ hôi: Phù hợp cho người đổ mồ hôi ít, vừa. Dùng Chloride hexahydrate nhôm (20-25%), cồn 90% bôi vào những vị trí ra mồ hồi 2-3 lần/tuần vào buổi tối.

Điện phân: Được áp dụng khi điều trị với các thuốc kháng  mồ hôi không hiệu quả. Điện phân được dùng để điều trị đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân, khó dùng trong trường hợp đổ mồ hôi ở nách, thân, đùi. Sử dụng dòng điện cường độ thấp (15-18 mA) áp vào lòng bàn tay hoặc bàn chân nhúng trong dung dịch điện giải. Lặp lại nhiều lần trong tuần, mỗi lần 20 phút, dần dần cách khoảng 1-2 tuần.

Phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm: Áp dụng khi đổ mồ hôi nặng ở lòng bàn tay và nách.

Các hạch giao cảm là những chỗ nối thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, nách và vùng đầu cổ nằm dọc theo 2 bên cột sống trong lồng ngực. Phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt hạch giao cảm 2-3 ở hai bên giúp hạn chế ra mồ hôi. Tuy nhiên, hạn chế là phần lớn bệnh nhân có hiện tượng tăng tiết mồ hôi bù trừ ở những vùng khác như: ngực, lưng và 2 lòng bàn chân.

Liệu pháp tâm lý: Các vấn đề về tâm lí thường là hậu quả của chứng đổ mồ hôi chứ không phải là nguyên nhân. Nên điều trị về tâm thần hay tâm lý có thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi tay nhưng sẽ không giúp điều trị hết tình trạng đổ mồ hôi khú trú.
 

Lưu ý:

Một khảo sát thực tế năm 2006 trên 150.000 hộ gia đình tại Mỹ cho thấy tăng tiết mồ hôi khu trú gặp ở 2,8% khối dân số chung. Số bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi ở nách là 51%, lòng bàn chân 29%, lòng bàn tay 25% và mặt là 20%.

Đàn ông và phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng tăng tiết mồ hôi ngang nhau và những ngườci thuộc nhóm tuổi 25-64 có tỷ lệ mắc cao nhất. Tuổi khởi phát trung bình là 25 nhưng chủ yếu còn tùy thuộc vào vùng cơ thể bị bệnh. Tăng tiết mồ hôi tay và nách có tuổi khởi phát trung bình nhỏ nhất, lần lượt là 13 và 19 tuổi.

Có đến 82% bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi bàn tay cho biết bệnh khởi phát từ lúc ấu thơ. Tuy nhiên, tăng tiết mồ hôi khu trú có thể khởi phát từ nhỏ nhưng người ta chỉ điều trị khi bắt đầu ở tuổi trưởng thành.

Không có một nghiên cứu nào ghi nhận diễn tiến tự nhiên của bệnh khi tuổi tăng dần. Tuy nhiên, theo ghi nhận mức độ của việc ra mồ hôi dường như giảm đi khi trên 50 tuổi.


AloBacsi.vn

Theo Gia đình Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X