Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì khi trẻ bị sặc sữa?

"Con tôi thỉnh thoảng bị sặc sữa khi bú, tại sao lại như vậy? Cách xử lý trong những trường hợp này ra sao?".

  
 
Trẻ bú bình dễ bị sặc sữa hơn bú mẹ. Có thể nhận biết trẻ bị sặc khi thấy trẻ đang bú bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Sặc sữa thường do các nguyên nhân sau:

- Lỗ của núm vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh khiến trẻ nuốt không kịp.

- Một số trẻ có thói quen vừa ăn, vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa lên khí - phế quản, gây sặc.

- Trẻ 3-4 tháng đã biết "nói chuyện". Khi cho bú, nếu mẹ "nói chuyện" với bé, bé mải hóng chuyện sẽ ngậm sữa trong miệng không nuốt; lúc thích chí lại toét miệng cười, rất dễ bị sặc.

Sặc sữa là một tai biến nguy hiểm. Sữa tràn vào phế - khí quản, thậm chí vào tận phế nang, làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, có thể khiến trẻ tử vong do thiếu ôxy.
 
Trong trường hợp này, trẻ cần được cấp cứu ngay. Bà mẹ phải bình tĩnh nhưng rất khẩn trương làm cho sữa thoát khỏi đường hô hấp. Cách nhanh và đơn giản nhất là dùng mồm mình hút mạnh vào miệng và mũi trẻ. Hút càng nhanh, mạnh càng tốt.
 
Hút kỹ những sữa còn đọng ở trong họng và mũi. Khi hút xong, nên kích thích mạnh vào trẻ để trẻ khóc và thở được. Sau đó, cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện tiếp tục xử lý.
 
AloBacsi.vn
Theo BS Vũ Hướng Văn - Sức Khỏe & Đời Sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X