Làm gì khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu?
Viêm nhiễm đường tiết niệu là rất phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới: 50% phụ nữ bị ít nhất 1 lần trong cuộc đời.
Nhiều phụ nữ khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cảm thấy rất khó chịu và đau. Đâu là nguyên nhân và cách khắc phục những nhiễm khuẩn này? Cơ chế của sự nhiễm khuẩn rất khó chịu này là đâu? Phần lớn các trường hợp gây ra bởi sự tăng sinh của vi khuẩn ở đường tiểu. Vì thiếu vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh không đúng cách, những vi khuẩn này có trong phân, đi qua niệu đạo (đường mà nước tiểu đi qua) cho tới bàng quang. Nguy cơ viêm nhiễm cũng tăng cao trong quan hệ tình dục. Uống không đủ hoặc nhịn đi tiểu cũng có thể tăng khả năng viêm nhiễm.
Sự nhiễm khuẩn về nguyên tắc có thể phát triển ở bất cứ đâu trong niệu đạo nhưng nó thường xuất hiện ở trong bàng quang. Lúc này, bệnh viêm bàng quang nếu được xử lý tốt thường sẽ không để lại hậu quả.
Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn có thể lan đến thận và kéo theo các tai biến nặng nề viêm cầu thận, suy thận... (thận có thể bị tổn hại suốt đời). Ngoài ra, từ nhiễm khuẩn thận có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Tai biến chết người này tuy nhiên cũng rất hiếm gặp.
Vì hậu quả của nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể nghiêm trọng nên cần phải chữa trị ngay. Khám bệnh ngay khi các triệu chứng tồn tại hơn 24 giờ.
Biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của viêm nhiễm.
Viêm nhiễm trong niệu đạo kéo theo cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
Nhiễm khuẩn ở bàng quang được đặc trưng bởi việc đi tiểu thường xuyên và đau, có thể kèm theo máu trong nước tiểu và bị ép nơi bụng dưới.
Nhiễm khuẩn trong thận có thể gây đau vùng lưng phía hai bên sườn, sốt cao, buồn nôn và nôn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường xuất hiện ở phụ nữ, vì niệu đạo của họ ngắn hơn và nằm gần hậu môn hơn.
Ở nam giới hơn 50 tuổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường liên quan tới sự phình to lành tính của tuyến tiền liệt hay việc bộ phận này bị viêm. Các chứng bệnh này cản trở sự tháo sạch của bàng quang. Vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở ở đây dễ dàng. Với nam giới trẻ hơn thì nguyên nhân thường do hoạt động tình dục.
Ở trẻ em, nhiễm khuẩn đường tiểu có thể là dấu hiệu của vấn đề giải phẫu đường tiểu. Trường hợp này cần các xét nghiệm bổ sung.
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Uống nhiều nước. Càng uống thì càng tiểu tiện nhiều. Việc loại bỏ vi khuẩn sẽ dễ dàng hơn. Chúng sẽ không có cơ hội để sinh sôi trong bàng quang; Khi đi vệ sinh, hãy luôn lau từ trước ra sau. Chỉ sử dụng giấy một lần. Điều đó tránh được việc vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập niệu đạo; Tiểu tiện sau mỗi lần quan hệ tình dục.
Sơ đồ cấu tạo hệ tiết niệu nam và nữ
Sự nhiễm khuẩn về nguyên tắc có thể phát triển ở bất cứ đâu trong niệu đạo nhưng nó thường xuất hiện ở trong bàng quang. Lúc này, bệnh viêm bàng quang nếu được xử lý tốt thường sẽ không để lại hậu quả.
Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn có thể lan đến thận và kéo theo các tai biến nặng nề viêm cầu thận, suy thận... (thận có thể bị tổn hại suốt đời). Ngoài ra, từ nhiễm khuẩn thận có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Tai biến chết người này tuy nhiên cũng rất hiếm gặp.
Vì hậu quả của nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể nghiêm trọng nên cần phải chữa trị ngay. Khám bệnh ngay khi các triệu chứng tồn tại hơn 24 giờ.
Biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của viêm nhiễm.
Viêm nhiễm trong niệu đạo kéo theo cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
Nhiễm khuẩn ở bàng quang được đặc trưng bởi việc đi tiểu thường xuyên và đau, có thể kèm theo máu trong nước tiểu và bị ép nơi bụng dưới.
Nhiễm khuẩn trong thận có thể gây đau vùng lưng phía hai bên sườn, sốt cao, buồn nôn và nôn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường xuất hiện ở phụ nữ, vì niệu đạo của họ ngắn hơn và nằm gần hậu môn hơn.
Nước giúp làm sạch đường tiết niệu
Ở nam giới hơn 50 tuổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường liên quan tới sự phình to lành tính của tuyến tiền liệt hay việc bộ phận này bị viêm. Các chứng bệnh này cản trở sự tháo sạch của bàng quang. Vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở ở đây dễ dàng. Với nam giới trẻ hơn thì nguyên nhân thường do hoạt động tình dục.
Ở trẻ em, nhiễm khuẩn đường tiểu có thể là dấu hiệu của vấn đề giải phẫu đường tiểu. Trường hợp này cần các xét nghiệm bổ sung.
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Uống nhiều nước. Càng uống thì càng tiểu tiện nhiều. Việc loại bỏ vi khuẩn sẽ dễ dàng hơn. Chúng sẽ không có cơ hội để sinh sôi trong bàng quang; Khi đi vệ sinh, hãy luôn lau từ trước ra sau. Chỉ sử dụng giấy một lần. Điều đó tránh được việc vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập niệu đạo; Tiểu tiện sau mỗi lần quan hệ tình dục.
AloBacsi.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình