Hotline 24/7
08983-08983

Lá trầu không, ngâm hậu môn trong nước ấm, hiệu qua ra sao trong điều trị bệnh trĩ?

Liệu những phương pháp từ dân gian này có giúp bạn chấm dứt bệnh trĩ? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, với sự tư vấn của BS.CK2 Nguyễn Tuấn Quyên - Trưởng khoa ngoại tổng hợp Viện Y dược học dân tộc TPHCM.

1. Ngâm hậu môn trong nước ấm có điều trị được bệnh trĩ?

Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm có giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ hay không? Vì sao ạ?

BS.CK2 Nguyễn Tuấn Quyên trả lời: Bệnh trĩ là bệnh phổ biến nhưng lại là bệnh khó nói nên nhiều người ngại điều trị. Chính vì vậy, nhiều người thường truyền miệng với nhau những phương pháp dân gian để không cần phải đến bệnh viện.

Dân gian có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ, trong đó có phương pháp ngâm nước nóng.

Theo kinh nghiệm điều trị bệnh trĩ của tôi, ngâm nước nóng chỉ là phương pháp trị triệu chứng. Ví dụ, khi nghẹt búi trĩ, chúng ta có thể ngâm nước nóng nhưng việc này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không giúp giải quyết vấn đề mà bệnh nhân đang gặp. Theo đó, bệnh nhân cần phải được nhét khối trĩ vào trong thì mới hết bệnh.

Nhiều người còn truyền miệng những phương pháp dân gian khác như: xông lá trầu, xông lá rau diếp cá, thậm chí lấy máu lươn để bôi lên búi trĩ… Ở góc độ Đông y học, những phương pháp này cũng có một số tác dụng.

Tuy nhiên, hiện nay khoa học đã có nhiều tiến bộ, có nhiều phương pháp điều trị chính thống y học đã được công nhận. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bằng những phương pháp khoa học, giúp hạn chế được những tai biến không mong muốn.

>>> Tiêm PG60 điều trị bệnh trĩ, tỷ lệ thành công hơn 90%

2. Dùng lá trầu không để chữa trĩ, nên hay không?

Có nên dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu nhà? Cách thực hiện sao cho đúng?

BS.CK2 Nguyễn Tuấn Quyên trả lời: Như đã trình bày, sử dụng lá trầu không cũng là một trong những phương pháp dân gian.

Nếu nói về cơ chế khoa học, trong lá trầu có hàm lượng tinh dầu betel phenol có tác dụng tương tự như thành phần trong thuốc tiêm PG (Phenol và Glycerin kết hợp với một nồng độ nhất định). Trong cách dân gian, người ta thường đâm lá trầu để lấy dịch bôi trực tiếp lên búi trĩ hoặc xông lá trầu lên búi trĩ để làm co se lại.

Bác sĩ không bài xích nhưng cũng không khuyến khích người dân thực hiện theo phương pháp này. Nếu các bạn ngại đến bệnh viện thì cũng có thể điều trị bằng phương pháp này, nó sẽ có hiệu quả ở một mức độ nào đó nhưng cũng có thể gây ra biến chứng nếu không được thực hiện đúng cách vì cũng có nhiều trường hợp xông lá diếp cá, xông lá trầu bị phỏng khi thực hiện.

>>> Điều trị bệnh trĩ: Khi nào uống thuốc, khi nào phẫu thuật?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X