Kỹ thuật hút áp lực âm giúp điều trị biến chứng bàn chân đái tháo đường?
Em có tham khảo thì thấy có kỹ thuật hút áp lực âm giúp điều trị biến chứng bàn chân đái tháo đường. Nhờ BS nói rõ thêm về phương pháp này để em được biết cụ thể hơn ạ?
Thưa BS Phương,
Em có tham khảo trên web của BV thấy có kỹ thuật hút áp lực âm giúp điều trị biến chứng bàn chân đái tháo đường. Nhờ BS nói rõ thêm về phương pháp này để em được biết cụ thể hơn.
Ngoài ra em cũng có nghe nói nếu nằm thở oxy cao áp sẽ giúp vết thương ở người bị tiểu đường mau lành hơn. Vậy giữa 2 kỹ thuật này em nên ưu tiên chọn cái nào ạ? Em có người nhà bị tiểu đường, nam 56 tuổi ạ.
Rất cảm ơn BS tư vấn giúp.
(Phạm Minh Đạt - Bình Dương)
Em có tham khảo trên web của BV thấy có kỹ thuật hút áp lực âm giúp điều trị biến chứng bàn chân đái tháo đường. Nhờ BS nói rõ thêm về phương pháp này để em được biết cụ thể hơn.
Ngoài ra em cũng có nghe nói nếu nằm thở oxy cao áp sẽ giúp vết thương ở người bị tiểu đường mau lành hơn. Vậy giữa 2 kỹ thuật này em nên ưu tiên chọn cái nào ạ? Em có người nhà bị tiểu đường, nam 56 tuổi ạ.
Rất cảm ơn BS tư vấn giúp.
(Phạm Minh Đạt - Bình Dương)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Kỹ thuật hút áp lực âm (VAC: vacuum assisted closure) là một hệ thống thúc đẩy sự chữa lành vết thương. Hoạt động dựa trên nguyên tắc: áp suất âm tác dụng lên vết thương sẽ giúp cải thiện môi trường cho quá trình lành vết thương nhanh.
Cơ chế hoạt động thông qua sự kết hợp các cơ chế loại bỏ dịch rỉ ngoại bào và dịch tiết từ vết thương, giữ ẩm, giảm lượng vi khuẩn, loại bỏ các enzym có hại, cải thiện sự khuếch tán oxy đến tế bào, biến đổi môi trường của vết thương theo hướng thuận lợi cho sự lành vết thương, phóng thích yếu tố tăng trưởng, hình thành mô hạt và biểu mô hóa.
Còn về thông tin nằm thở oxy cao áp giúp mau lành vết thương ở người đái tháo đường thì đây chỉ là phương pháp hỗ trợ.
Bệnh nhân bị đái tháo đường cần nắm rõ nguyên tắc điều trị vết thương ở người đái tháo đường là: chống nhiễm trùng, cắt lọc mô hoại tử, loại bỏ dịch tiết, dịch mủ, dùng kháng sinh để chống tình trạng viêm nhiễm… Khi vết thương ổn định thì có thể dùng thêm các phương pháp hỗ trợ khác.
Thân mến!
BS.CK2 Chu Thị Thanh Phương
Phụ trách khoa Nội tiết, BV Nhân dân 115
Phụ trách khoa Nội tiết, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình