Khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim
Không ít người nghĩ "ăn gì bổ nấy" nên khi bị bệnh tim thì tăng cường ăn tim. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, điều đó sẽ khiến bệnh tim thêm nặng.
ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Phòng khám dinh dưỡng (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) cho biết,
rất nhiều người có quan niệm rằng "ăn gì bổ nấy" nhưng đây là một quan niệm sai lầm.
Không phải cứ mắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật là bổ dưỡng, tốt cho tim. Điều này chẳng những không bổ dưỡng mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng của cholesterol có hại.
Không phải cứ mắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật là bổ dưỡng, tốt cho tim. Điều này chẳng những không bổ dưỡng mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng của cholesterol có hại.
Hàm lượng cholesterol trong tim cật tương đối cao, nhất là cật 370mg/100g, tim là 140mg/100g.
Mỗi ngày một người chỉ nên ăn khoảng 250-300mg cholesterol.
Thực tế, bệnh tim có nhiều dạng khác nhau như suy tim, hở van tim…và ở mỗi dạng bệnh cảnh thì
chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng sẽ khác. Có những người bị bệnh tim còn liên quan đến hệ thống
mạch máu, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp kéo dài…
Trong trường hợp mắc bệnh tim mạch mà có kèm theo cao huyết áp, rối loạn mỡ máu thì không nên dùng các thực phẩm có nhiều cholesterol. Mà cholesterol lại có nhiều trong phủ tạng động vật như tim, gan, óc, cật… Nó sẽ gây gánh nặng cho tim, làm cho bệnh tim ngày càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Trong trường hợp mắc bệnh tim mạch mà có kèm theo cao huyết áp, rối loạn mỡ máu thì không nên dùng các thực phẩm có nhiều cholesterol. Mà cholesterol lại có nhiều trong phủ tạng động vật như tim, gan, óc, cật… Nó sẽ gây gánh nặng cho tim, làm cho bệnh tim ngày càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Không ít người nghĩ "ăn gì bổ nấy" nên khi bị bệnh tim thì tăng cường ăn tim. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, điều đó sẽ khiến bệnh tim thêm nặng. Ảnh minh họa
BS Doãn Thị Tường Vi khuyến cáo, khi bị bệnh tim, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải
hạn chế sử dụng chất béo với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng, nhất là lượng chất béo bão
hòa.
Chất béo bão hòa cần phải hạn chế dưới 10% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăng cholesterol máu và cholesterol tăng cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra chứng xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành.
Do đó, cần phải thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol. Đặc biệt, không nên khoái khẩu với các món phủ tạng động vật.
Chất béo bão hòa cần phải hạn chế dưới 10% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăng cholesterol máu và cholesterol tăng cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra chứng xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành.
Do đó, cần phải thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol. Đặc biệt, không nên khoái khẩu với các món phủ tạng động vật.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong điều trị bệnh tim tốt nhất là các món ăn nên thay đổi hằng
ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản.
Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch. Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, pho mát. Trái cây và rau quả là những thực phẩm chứa chất xơ, giúp tăng cảm giác no và giảm mức cholesterol.
Nên chọn trái cây có màu sắc tươi và rau củ như cà rốt, cà chua, rau bina, ớt chuông, dâu, cam, đu đủ, ... vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra không nên ăn mặn, những món dưa, cà càng hạn chế.
Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch. Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, pho mát. Trái cây và rau quả là những thực phẩm chứa chất xơ, giúp tăng cảm giác no và giảm mức cholesterol.
Nên chọn trái cây có màu sắc tươi và rau củ như cà rốt, cà chua, rau bina, ớt chuông, dâu, cam, đu đủ, ... vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra không nên ăn mặn, những món dưa, cà càng hạn chế.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, mọi người cần kết hợp chế độ luyện tập, vận động cơ thể thường
xuyên.
Tập luyện thể thao phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình thay thế các tế bào cũ trong cơ thể, tiêu hao bớt chất béo đồng thời tăng khả năng điều tiết của hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát sinh và phát triển bệnh tim mạch.
Nên chọn các môn thể thao như: đi bộ, chạy chậm, đạp xe, luyện khí công, bơi lội… Mỗi lần khoảng 30 phút, tuần tập 3 - 5 lần.
Tập luyện thể thao phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình thay thế các tế bào cũ trong cơ thể, tiêu hao bớt chất béo đồng thời tăng khả năng điều tiết của hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát sinh và phát triển bệnh tim mạch.
Nên chọn các môn thể thao như: đi bộ, chạy chậm, đạp xe, luyện khí công, bơi lội… Mỗi lần khoảng 30 phút, tuần tập 3 - 5 lần.
Theo Gia Hân - Trí thức trẻ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình