Hotline 24/7
08983-08983

Xuất hiện nốt mụn gần rốn, không đau có phải ung thư không?

Câu hỏi

Kính gửi bác sĩ, Vùng da bụng gần rốn và khu vực da vùng eo của em xuất hiện hai vết như trong hình. Nhưng em không thấy đau hay ngứa, sờ vào thì mềm, không cứng. Không biết em có bị ung thư da không? Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Tổn thương da của bạn nghi ngờ là một dạng ban nhiễm sắc tố cố định là phản ứng da do thuốc, có đặc điểm là tổn thương đỏ da hình tròn, bầu dục, nề, có khi nổi bọng nước, trợt, nhiễm sắc ở giai đoạn thoái lui, tái phát sau những lần dùng thuốc, cố định ở một số vị trí (có thể thêm vị trí mới), xuất hiện vài giờ sau khi uống thuốc.

Nguyên nhân thường gặp nhất của ban đỏ nhiễm sắc cố định là do các nhóm thuốc: cảm sốt, kháng sinh, sulfamid, an thần và giảm đau.

Phương pháp điều trị chủ yếu là ngưng ngay các thuốc đang sử dụng, kết hợp thuốc bôi chứa corticoid và thuốc uống trong điều trị bệnh. Bệnh có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể kéo dài rất lâu, cần thêm biện pháp điều trị tích cực hơn.

Do đó bạn nên khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ đánh giá trực tiếp và kê toa thuốc điều trị giúp giảm nhanh triệu chứng bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh phát ban nhiễm sắc (hay hồng ban cố định nhiễm sắc) là một thể lâm sàng của nhiễm độc da dị ứng thuốc rất hay gặp, chiếm khoảng 33% tổng số ca dị ứng thuốc, chỉ đứng thứ 3 sau thể ban đỏ và mề đay. Đây là một trong những thể nhẹ nhất trong phản ứng dị ứng thuốc.

Vị trí tổn thương hay gặp là vùng tiếp giáp giữa da và niêm mạc (môi, cơ quan sinh dục). Ngoài ra còn thấy ở tay, chân, kẽ ngón, vùng da mỏng ở thân mình. Sau khi uống thuốc khoảng vài giờ, bệnh nhân thấy ngứa; nổi ban đỏ ở môi và cơ quan sinh dục (quy đầu, môi lớn, môi bé) hoặc một vài vị trí trên thân thể. Đôi khi xuất hiện mụn nước, phỏng nước trên nền da đỏ đó. Tổn thương hình tròn, bầu dục, kích thước từ 0,5 cm đến vài cm.

Da vùng lân cận hoàn toàn bình thường. Thương tổn sau khi lành để lại vết tăng sắc tố màu thâm đen. Vết đen đó tồn tại vài tháng đến hàng năm. Nhiều bệnh nhân không nghĩ đến dị ứng thuốc nên khi dùng lại thuốc đó, thương tổn lại tái phát như lần đầu chính tại vị trí cũ, và lại tiếp tục thâm đen như một bớt sắc tố. Thương tổn ở môi làm cho người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp.

Căn nguyên chính là do uống một số thuốc như kháng sinh: tetraxyclin, bisepton, amoxylin. Thuốc hạ sốt giảm đau như seda, paracetamol. Thuốc an thần, hỗn hợp thần kinh.

Trường hợp của chị nên đến khám tại các phòng khám da liễu, các bác sĩ sẽ giúp chị tìm ra căn nguyên để loại trừ. Điều trị bệnh này cũng giống như điều trị eczema cấp, bán cấp. Dùng thuốc kháng histamin, kết hợp bôi thuốc tại chỗ... Vết đen sẽ nhạt dần theo thời gian nếu như loại trừ hoàn toàn căn nguyên.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X