Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Điều trị hồng ban nhiễm sắc tố cố định tái phát như thế nào?
Câu hỏi
Chào BS, Lâu rồi em đi bơi, sau đó 1 kẽ chân bên trái, một điểm 2cm2 chân bên phải, mấy điểm trên bề mặt dương vật, một điểm ở cổ 2cm2 nổi ban đỏ, ngứa, cảm giác nóng tại vùng da nổi ban. Đặc biệt, ở giữa các vùng da đó da bị đen như cháy khoảng 0.5-1cm2, đụng vào đau như bị bỏng. Một dược sĩ cho em thuốc xịt Mangino Vim và một tuýp thuốc của Traphaco để em bôi. Em bôi mấy hôm thì hết. Vết đen trên vùng da ở kẻ chân không hết, ở cổ và dương vật mờ đi nhiều. Hôm vừa rồi em bị viêm họng đi khám BS cho em mấy loại thuốc sau: Topdinir, Mufphy, Gefbin, Metipred. Em uống xong thì tự nhiên thấy những chỗ kể trên lại bị lại giống như trước đó mặc dù em sinh hoạt bình thường, không tham gia bơi lội hay các sinh hoạt có thể bị lây nhiễm kiểu như đi bơi. Em đi khám người ta nói em bị dị ứng thuốc, bị hồng ban sắc tố cố định tái phát. BS cho em thuốc uống rồi ạ. Nhưng nói em phải báo BS khi mua thuốc lần sau và có thể tái phát và còn có thể nặng thêm. Xin BS tư vấn giúp! Em xin cám ơn/ (Duy B. - TPHCM)
Trả lời
Hồng ban nhiễm sắc tố cố định tái phát là một phản ứng da do thuốc, có đặc điểm là tổn thương đỏ da hình tròn, bầu dục, nề, có khi nổi bọng nước, trợt, nhiễm sắc ở giai đoạn thoái lui, tái phát sau những lần dùng thuốc, cố định ở một số vị trí (có thể thêm vị trí mới), xuất hiện vài giờ sau khi uống thuốc.
Nguyên nhân thường gặp nhất của ban đỏ nhiễm sắc cố định là do các nhóm thuốc: cảm sốt, kháng sinh, sulfamid, an thần và giảm đau.
Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng hoặc có công thức hóa học gần gũi.
Phương pháp điều trị chủ yếu là ngưng ngay các thuốc đang sử dụng, kết hợp thuốc bôi chứa corticoid và thuốc uống trong điều trị bệnh.
Trường hợp của em chẩn đoán của bác sĩ da liễu khá phù hợp, em nên tuân thủ điều trị và nên thận trọng khi sử dụng thuốc từ nay về sau, em nhé!
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình