Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Xử trí tụ máu bầm dưới lòng bàn chân như thế nào?
Câu hỏi
Cho con hỏi, nếu như chạy giỡn bằng chân không trên nền xi măng và sau đó bị tụ máu bầm dưới lòng bàn chân thì phải làm cách gì để nó hết ạ, bao lâu nó mới hết ạ?
Trả lời
Vết bầm máu thường gặp khi có va chạm mạnh, gây vỡ các mạch máu nhỏ, máu chảy ra mô dưới da và ứ đọng, gây ra các vết màu xanh tím. Do cơ thể có cơ chế đông cầm máu tự nhiên, thường tình trạng chảy máu dưới da sẽ tự cải thiện, vết bầm máu sẽ dần dần được hấp thu và biến mất sau khoảng 2-3 tuần và bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ.
Bạn có thể chườm lạnh, kê cao chân, hạn chế đi lại nhiều để vết bầm mau khỏi. Nếu vết bầm máu tiếp tục tăng kích thước, hoặc chân đau nhiều, tím ngón, mất cảm giác, dị cảm ở chân thì nên tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt bạn nhé!
Thân mến.
Tụ
máu là tập hợp máu bên ngoài mạch máu. Nguyên nhân là do thành mạch
máu, động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch bị tổn thương và máu chảy vào các
mô. Ổ tụ máu có thể nhỏ chỉ với một chấm máu hoặc to và gây ra sưng tấy
nghiêm trọng. Ổ
tụ máu có thể gây kích ứng và viêm. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước
của ổ máu tụ hoặc tình trạng sưng và viêm kết hợp gây ảnh hưởng các cấu
trúc gần đó, các triệu chứng có thể thay đổi. Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ổ máu tụ. Đối với bệnh nhân dùng thuốc kháng đông, nên tránh tham gia vào các hoạt động có nguy cơ gây thương tích cao. Đối với bệnh nhân dùng warfarin (Coumadin®), điều quan trọng là bạn đảm bảo rằng liều lượng này là thích hợp và máu không được pha loãng quá mức. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình