Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh
Xin hỏi BS cách chế ngự cơn thèm ăn của người bệnh tiểu đường?
Câu hỏi
Xin chào BS Tuyết Hoa, Chồng tôi là bệnh nhân cũ của chị khi chị còn công tác bên Khoa Nội tiết BV Chợ Rẫy, nay đọc tin thấy chị tư vấn trên AloBacsi, tôi mừng quá. Chúng ta lại có dịp “gặp nhau”. Thưa chị, chồng tôi 41 tuổi, bị tiểu đường tuýp 2 thể nhẹ đã 6 năm. Bình thường lượng đường đo lúc chưa ăn sáng giao động từ 120 - 128. Mỗi ngày uống 1 viên Glucofast 850mg. Do công việc đòi hỏi phải tiếp khách nên uống nhiều rượu bia. Vậy cho tôi hỏi bệnh tiểu đường uống rượu bia có được không? Anh ấy hay bị hạ đường run lẩy bẩy. Những lúc như thế, tôi lúng túng, không biết phải làm sao. Nhiều lúc anh ấy thèm ăn, ăn lung tung, bất kể đường huyết là bao nhiêu, tôi can không được. Vậy có cách nào để chế ngự cơn thèm ăn của người bệnh? Tôi rất lo tiểu đường làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của anh ấy. Vậy xin hỏi BS, bệnh nhân tiểu đường thường sống ngắn hơn người bình thường bao nhiêu năm? Bệnh này có di truyền không, thưa BS? Tôi rất lo cho 2 đứa con nên hay bắt các cháu kiêng đường, dù chúng chưa có biểu hiện bệnh của bố. Chúng tôi cảm ơn bác sĩ nhiều. Kính chúc BS nhiều sức khỏe và hạnh phúc.(Nguyễn Thị Tú Mai - Cảnh Viên 1, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM)
Trả lời
Rất vui được gặp lại chị. Cảm ơn chị vẫn còn nhớ đến bác sĩ Hoa!
Chị không cung cấp cho BS thông tin về cân nặng chiều cao của anh, chế độ luyện tập thể lực ra sao? Bởi vì đối với người bệnh tiểu đường, việc ăn uống hợp lý và cân bằng kết hợp với luyện tập (đi bộ, đạp xe, đi bơi...) là quan trọng và cơ bản nhất. Dù có uống thuốc nhưng thiếu 2 điều này việc điều trị không hiệu quả tối ưu.
Rượu bia không cấm hoàn toàn, nhưng hạn chế ở mức chuẩn cho phép. Mức chuẩn đó là 1 lon bia hoặc 100mL champagne hoặc 20mL rượu mạnh mỗi ngày mà thôi... không dồn lại uống trong 1 lần. Một chút ít bia sẽ có lợi cho tim mạch. Việc đi ăn ngoài, ăn tiệc cũng là niềm vui của anh, vẫn không hạn chế nhưng anh cũng nên chọn lựa thức ăn như đã hướng dẫn.
Tuổi thọ của người ĐTĐ tùy thuộc vào các biến chứng mạn tính của bệnh mà họ mắc phải. Biến chứng càng nhiều tuổi thọ càng giảm. Nên cần giữ đường huyết, huyết áp và mỡ trong máu ở mức bình thường càng tốt.
Bệnh có thể di truyền. Chị nên giữ cho các con chế độ ăn mạnh khỏe, đó là chế độ ăn dành cho tất cả mọi người: ăn nhiều chất xơ, chất bột vừa phải và ít chất béo, không quên luyện tập thể dục... cuôc sống tĩnh tại khiến gia tăng bệnh tiểu đường và tim mạch.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình