Hotline 24/7
08983-08983

Vai trò của bố trong giai đoạn con ăn dặm là gì?

Câu hỏi

Các ông bố có vai trò như thế nào trong giai đoạn con ăn dặm, bác sĩ có thể gợi ý không ạ?

Trả lời
Bố cho bé ăn dặm. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn,
- Thường thì cha nấu không ngon bằng mẹ, nên cha phụ mẹ đi chợ, mua thực phẩm tươi sạch an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Phụ giúp các việc nhà

- Cho bé ăn dặm trong sự yêu thương.

- Chia sẻ, cảm thông với tâm trạng của vợ những lúc bé không chịu ăn, vợ phải vất vả cho con ăn.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.Tuy nhiên, không ít mẹ muốn bé yêu tăng cân và phát triển nhanh nên đã cho bé dùng bột ăn dặm ngay từ 4 tháng tuổi. Thực tế việc ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé như:

Khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tính trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Điều này làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển.

Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì vì quen ăn nhiều hay được bồi bổ quá mức.

Bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Thậm chí khi bé đã ăn dặm ở tháng thứ 6, mẹ cũng phải cẩn thận và chỉ cho bé ăn thăm dò món mới mỗi lần một ít và chú ý quan sát của bé.

Thận và dạ dày của bé sẽ dễ bị tổn thương do phải hoạt động quá mức trong khi lại chưa phát triển hoàn thiện. Trước 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn chưa tiết đủ chất nhầy cũng như các enzyme để phân cắt đạm, chất béo thành các mảnh nhỏ để cơ thể dễ tiêu hóa. Vì thế thận buộc phải làm việc quá sức nếu để xử lý thực phẩm giàu protein, lipid. Chưa kể, việc phải ăn dặm sớm những thức ăn đặc có thể khiến bé bị đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.

Khi chưa đủ 6 tháng tuổi, các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn, đồng thời phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, lưỡi chưa đẩy được thức ăn vào đúng đường tiêu hóa nên bé dễ bị sặc và nghẹn. Nguy hiểm là bé còn có thể bị tắc nghẽn đường thở do thực phẩm tràn vào, rất nguy hiểm.

Dạ dày của bé sẽ dễ bị tổn thương do lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy còn mỏng nhưng lại phải co bóp mạnh mẽ, chịu sự cọ xát của thực phẩm. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé mắc các bệnh lý về dạ dày trong tương lai.

Bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.

Giấc ngủ luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé nhưng để dạ dày chứa lượng lớn thức ăn dặm sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, gây khó ngủ.

Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc; từ vị ngọt tới vị mặn

Từ vị ngọt đến vị mặn: Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Do đó, ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt trước nhé, chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…

Từ bột loãng đến bột đặc: Do dạ dày của bé cần thời gian thích nghi  với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ, nên mẹ đừng quên nguyên tắc cho bé ăn từ  loãng đến  đặc nhé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X