Nguyên trưởng khoa Khám trẻ em - Bệnh viện Tâm thần -
Uống thuốc thường xuyên có khống chế được cơn co giật?
Câu hỏi
Xin chào BS Phạm Quỳnh Diệp! Lời đầu xin kính chúc bác cùng gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Cháu đang rất lo lắng nên mạo muội muốn hỏi bác sĩ một số điều, mong bác sĩ giúp đỡ. Con gái cháu 12 tuổi, đang học trong lớp bỗng nhiên sùi bọt mép và co giật. Thời điểm lần đầu là 9 giờ 25 phút ngày hôm trước (khoảng 5 phút), hôm sau lần 2 vào khoảng 8 giờ (khoảng 1 phút). Cháu đưa đi khám ở BV Bạch Mai, đến nay đã 2 ngày không còn biểu hiện co giật nữa. Cháu muốn hỏi, thường xuyên uống thuốc thì hiện tượng co giật có được khống chế lâu không? Cháu xin chân thành cám ơn cô và mong cô tư vấn giúp cháu. (Nguyễn Thanh - Hà Nội)
Trả lời
Chào em Thanh,
Co giật là một biểu hiện có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh cơ thể như: rối loạn chuyển hóa (rối loạn đường huyết), rối loạn điện giải (tiêu chảy, ói ...), nhiễm trùng, động kinh... hoặc bệnh lý tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn hysterie.
Do đó, để có thể điều trị được cơn co giật cần xác định nguyên nhân. Việc xác định nguyên nhân đòi hỏi một quá trình thăm khám tinh tế trực tiếp trẻ, phối hợp với các thông tin chi tiết chính xác từ người nhà - người chứng kiến các cơn co giật, và đôi khi cần đến một số các xét nghiệm chức năng, hình ảnh khác.
Trong thư, em chỉ đề cập con gái có 2 cơn co giật nhưng không có các thông tin cho biết cơn co giật như thế nào, các triệu chứng đi kèm, chẩn đoán và thuốc dùng hiện tại cho nên không thể tư vấn một cách chính xác, cụ thể.
Trong trường hợp nếu cơn co giật của con em là biểu hiện của bệnh lý động kinh, thì tiên lượng về khả năng hồi phục của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh lý động kinh (một số nguyên nhân làm bệnh lý động kinh khó trị như các nguyên nhân gây tổn thương não: chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não, xuất huyết não, viêm não...; bệnh lý não như xơ cứng rải rác, bệnh lý chấn trắng, bệnh lý chất xám, u não, dị tật não...) và loại cơn động kinh gì (Cơn động kinh cục bộ/ Động kinh cục bộ toàn thể hóa thứ phát thường đáp ứng với điều trị kém hơn so với cơn động kinh toàn thể).
Nhìn chung, 60-70% các trường hợp được chẩn đoán xác định là động kinh có thể kiểm soát được cơn tốt với điều trị hợp lý bằng thuốc kháng động kinh. Điều trị được xem là hợp lý dựa trên việc lựa chọn thuốc thích hợp với tuổi, giới tính, loại cơn; cách dùng thuốc, liều lượng và thời gian điều trị (từ 2 đến 5 năm tùy theo trường hợp động kinh có nguyên nhân hay không). Bên cạnh đó bé cần có một lối sống, sinh hoạt và học tập hợp lý; bao gồm ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh các hoạt động thể lực quá sức, tránh các yếu tố gây căng thẳng tinh thần.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình