Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM
Tôi khỏi bệnh lao đã 5 năm rồi, không hiểu sao bây giờ vẫn chán ăn và người rất gầy
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Tôi từng bị lao phổi, đã điều trị hết từ năm 2006 (có đi tái khám nhiều lần không phát hiện tái bệnh). Cảm giác không thèm ăn bắt đầu từ đó tới giờ. Từ đó tôi không có gầy thêm cũng không tăng cân. Cân nặng của tôi từ 42kg - 45kg, cao 1m64. Với những triệu trứng trên thì tôi có khả năng mắc bệnh gì? Tôi có thể đến cơ sở y tế nào để khám tìm nguyên nhân? Tôi đã đi khám nhiều nơi nhưng người ta chỉ khám qua loa và kết luận tôi không có bệnh gì. Có loại thuốc nào giúp hấp thụ thức ăn tốt và kích thích thèm ăn không? Tôi xin cám ơn bác sĩ! (Long - Tiểu Cần, Trà Vinh)
Trả lời
Chào bạn Long,
Để biết được số cân nặng có “quá khổ hoặc quá gầy” không, thường sử dụng chỉ số BMI. Cách tính BMI như sau: lấy số cân nặng (kilogam) chia cho bình phương chiều cao (mét).
Chỉ số BMI từ 18 - 23 là trong giới hạn bình thường, chỉ số BMI < 18 là người quá gầy. Như vậy, bạn quá gầy rồi đó (BMI 16.7).
Thông thường sau một đợt bệnh cấp tính hoặc phải điều trị kéo dài, ngoài tác dụng phụ của thuốc còn ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người bệnh nên cơ thể thường mệt mỏi, suy nhược nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, người bệnh được nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng thuốc và kết hợp chế độ ăn sẽ nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe ban đầu.
Bệnh của bạn đã ổn từ 2006 đến nay, với thời gian dài mà bạn vẫn chưa ăn uống ngon miệng, đi khám nhiều nơi nhưng không tìm ra bệnh, trong khi bệnh phổi của bạn vẫn ổn. Vậy nguyên nhân nào làm bạn ăn uống không ngon? Có thể bạn bị tâm bệnh chăng (lo lắng, mặc cảm đã mắc bệnh này…) hoặc do một bệnh lý khác mà bạn chưa biết.
Ngoài ra, BS không rõ bạn đã lập gia đình chưa, làm việc trong lĩnh vực nào, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục như thế nào. Nếu bạn phải gánh vác nhiều về kinh tế hoặc áp lực công việc quá tải, không có thời gian nghỉ ngơi, vận động thể dục thì cơ thể sẽ mệt mỏi, ăn uống không ngon.
Theo chúng tôi, nếu có điều kiện bạn lên BV Đại học Y Dược TPHCM khám và làm xét nghiệm tổng quát để sớm tìm ra nguyên nhân.
BV Đại học Y Dược TPHCM: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM
Điện thoại: 08-3855 4269
Bên cạnh đó, bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, vận động thể dục mỗi ngày để máu huyết lưu thông và tạo cho mình cảm cảm giác thèm ăn bằng cách: chọn những thức ăn mà bạn thích nhất, đa dạng các món, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, nên ăn cùng với người thân và bạn bè, bạn sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn là ngồi ăn một mình trước tivi.
Nếu chưa có điều kiện đi khám, bạn có thể bổ sung men tiêu hóa và thuốc vitamin tổng hợp như: Neopeptin uống lần 1viên, ngày 2 lần sau ăn (chỉ dùng 10 ngày); Centrum uống lần 1viên, ngày 1 lần. Đây chỉ là giải pháp tạm thời bạn cố thu xếp lên TPHCM khám, bạn nhé.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn.
AloBacsi.vn |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình