Rối loạn tiểu tiện là hiện tượng hệ tiết niệu bị rối loạn vận động cơ thắt bàng quang và niệu đạo, mất một phần hay mất hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ thắt ở cổ bàng quang, niệu đạo khiến bệnh nhân đau buốt khi đi tiểu, bất thường về màu sắc nước tiểu,… Rối loạn tiểu tiện có triệu chứng:
- Bệnh nhân bị rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười lớn… - Người bệnh không kìm hãm được cảm giác buồn tiểu. - Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhiều khi bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện có thể tiểu trên 8 lần mỗi ngày. - Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng đái đêm thường xuyên. - Bệnh nhân bị đái buốt, cảm giác đi tiểu buốt, tiểu khó.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiểu tiện:
- Phần lớn, rối loạn tiểu tiện thường tập trung ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân mắc bệnh, nhưng nhiễm khuẩn được cho là nguyên nhân chính. Một số loại nhiễm khuẩn được kể đến đó là: Cầu khuẩn hoặc nhiễm khuẩn Ecoli... - Một số bệnh lý thần kinh: xơ cứng rải rác, bệnh parkinson, tai biến mạch máu não, u não hoặc tổn thương tuỷ sống, viêm tuỷ sống có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ra căn bệnh này. - Ngoài ra, viêm bàng quang có thể gây ra trạng thái rối loạn tiểu tiện với biểu hiện tiểu tiện thường xuyên và liên tục gây ra tình trạng tức bụng, đau hoặc rát vùng kín. - Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết thêm, bệnh sa bàng quang cũng được cho là gây nên tình trạng đái nhiều, đái liên tục ở người bệnh. Hoặc một số bệnh cũng được cho là có liên quan trực tiếp đến bệnh như: biến chứng của đái tháo đường, ung thư bàng quang, viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liêt. - Thói quen sử dụng thường xuyên cà phê, rượu hoặc nước uống có ga trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiểu tiện. - Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc về tim mạch, giảm đau hoặc thuốc huyết áp cũng có khả năng cao mắc hội chứng tiểu tiện. - Tuổi già, táo bón, mang thai và để con cũng là những nguyên nhân trực tiếp liên quan đến chứng bệnh này. Tuy chưa có nghiên cứu chính xác về việc hội chứng này có xuất hiện tỉ lệ thuận với tuổi tác không nhưng kết quả thực tế cho thấy, tỉ lệ người già mắc bệnh này thường cao hơn so với những nhóm khác.
Cách phòng chống rối loạn tiểu tiện:
- Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh uống nhiều rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất có ga. - Tập thể dục, nâng cao sức khoẻ, có thể áp dụng bài tập làm mạnh cơ vùng đáy chậu cho các đối tượng có nguy có cao như: phụ nữ có thai, đẻ con, người cao tuổi. - Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý có thể gây rối loạn tiểu tiện, được tư vấn, điều trị kịp thời tránh để tiến triển bệnh nặng và có biến chứng. - Bài tập Kegel có tác dụng tăng cường chức năng nhóm cơ tại vùng đáy chậu giúp việc đi tiểu tự chủ hơn theo ý mình. Ngoài ra, bài tập này được nhiều người biết đến trong việc thu nhỏ tầng sinh môn ở phụ nữ sau khi trải qua quá trình sinh nở. Bạn có thể tập bài tập này thường xuyên tại mọi lúc, mọi nơi.
|