Hotline 24/7
08983-08983

Tiểu cầu chỉ có 97.000/ml, em bị bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em đi khám bệnh khi xét nghiệm máu thì các chỉ số đều bình thường, riêng tiểu cầu chỉ có 97.000/ml, bác sĩ khuyên em nên đi khám Huyết học ở bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng của em thì thường bị bệnh gì? Nếu đi khám Huyết học thì khám ở đâu là tốt nhất?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Giảm tiểu cầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Giảm tiểu cầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Anh Dũng,

Giảm số lượng tiểu cầu có thể do nhiều nguyên nhân, như nhiễm siêu vi, bệnh lý của tủy xương, bệnh của lách, bệnh của gan, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch... Khi tiểu cầu giảm, em sẽ có nguy cơ bị xuất huyết do va chạm nhẹ, thậm chí là xuất huyết tự nhiên.

Với số lượng tiểu cầu 97 k/uL thì chưa ở mức nguy hiểm cần truyền tiểu cầu hay dùng thuốc, không đe dọa xuất huyết nguy hiểm. Do đó, trước mắt em nên khám chuyên khoa Huyết học để bác sĩ xác định rõ bệnh tình, tùy nguyên nhân mà bác sĩ sẽ hướng điều trị và tiên lượng cho vấn đề có con của em sau này.

Em khám tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học trên đường Phạm Viết Chánh ở TPHCM hoặc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ở Hà Nội là chuyên nhất về bệnh lý huyết học, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:




Tiểu cầu là những tế bào máu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng tiểu cầu thấp trong máu.

Tình trạng này có thể là kết quả của một vấn đề sức khỏe hay ảnh hưởng do một số thuốc nhất định. Bệnh giảm tiểu cầu có thể nhẹ và gây ra một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng. Trong những trường hợp hiếm, số lượng tiểu cầu có thể quá thấp gây ra chảy máu nội tạng nguy hiểm.

Các triệu chứng giảm tiểu cầu phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu trong máu. Một số triệu chứng có thể có là: Bầm tím; Mề đay; Chảy máu mũi hoặc nướu răng; Chảy máu không dứt từ vết thương, ngay cả khi đã xảy ra từ lâu; Kinh nguyệt rất nhiều; Chảy máu trực tràng; Có máu trong phân hoặc nước tiểu; Mệt mỏi...

Giảm tiểu cầu có thể là kết quả của nhiều yếu tố di truyền hoặc các vấn đề sức khỏe khác:

- Các vấn đề tủy xương dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu. Một số tình trạng sức khỏe dưới đây ảnh hưởng đến chức năng của tủy xương:
+ Bệnh bạch cầu
+ Thiếu máu
+ Các thuốc hóa trị
+ Thiếu vitamin B12, folate hoặc sắt
+ Xơ gan
- Tiểu cầu mắc kẹt. Lá lách có thể bị ảnh hưởng bởi một rối loạn và mất khả năng chống lại nhiễm trùng và loại trừ các chất có hại trong máu. Khi lách to, nó có thể giữ quá nhiều tiểu cầu gây giảm tiểu cầu trong dòng máu.
- Vỡ tiểu cầu. Một số bệnh lý có thể gây phá hủy tiểu cầu:
+ Mang thai. Giảm tiểu cầu có thể xảy ra trong khi mang thai nhưng nó sẽ cải thiện sau khi sinh
+ Giảm tiểu cầu miễn dịch là do rối loạn hệ thống tự miễn
+ Vi khuẩn trong máu. Nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và phá hủy tiểu cầu
+ Giảm tiểu cầu huyết khối xuất huyết là một tình trạng hiếm xảy ra do gia tăng việc hình thành cục máu đông nhỏ, sử dụng một số lượng đáng kể tiểu cầu
+ Hội chứng urê huyết tan máu là một tình trạng hiếm, thường xảy ra cùng với nhiễm vi khuẩn E. coli
+ Một số loại thuốc đôi khi ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và giảm số lượng tiểu cầu như heparin, kháng sinh chứa sulfa.

Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu tập trung vào các nguyên nhân cơ bản. Nếu giảm tiểu cầu gây ra do một căn bệnh hoặc thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp cho từng trường hợp. Nếu số lượng tiểu cầu thấp quá nhiều, bạn có thể cần:

- Truyền máu hoặc tiểu cầu để bù đắp số tiểu cầu bị mất đi
- Các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, corticoid ngăn chặn các kháng thể tiểu cầu
- Phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ lách nếu cần thiết.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với giảm tiểu cầu:

- Tránh chấn thương từ bất kỳ hoạt động hoặc thể thao nào
- Hạn chế sử dụng rượu
- Hãy cẩn thận với các thuốc không cần toa để tránh các tác dụng phụ có hại.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X