Hotline 24/7
08983-08983

Thay toàn bộ máu trong cơ thể liệu có khỏi bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Bị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch bây giờ phải thay máu. Thay là thay toàn bộ máu trong cơ thể, hút máu cũ ra xong bơm máu mới vào thì có khỏi bệnh được không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nổi nhiều vết bầm trên da là triệu chứng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi nhiều vết bầm trên da là triệu chứng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể được điều chỉnh bằng thay huyết tương. Máy chuyên dụng sẽ tách huyết tương từ máu bệnh nhân để bỏ đi và truyền trả các thành phần hữu hình cùng với huyết tương của người cho máu khoẻ mạnh hoặc các dụng dịch điện giải được pha chế phù hợp. Điều này sẽ giúp lọc bỏ đi các kháng thể có trong máu người bệnh, mang lại hiệu quả thành công cao tức thời, giúp cứu sống các trường hợp nguy kịch.

Tuy nhiên, hiệu quả về lâu dài tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, những trường hợp xuất hiện kháng thể thoáng qua có thể khỏi bệnh hoàn toàn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:




Xuất huyết giảm tiểu cầu (ITP) là bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, do chính những trục trặc tại hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra. Theo ThS Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa: Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn) là một rối loạn đông máu - cầm máu do kháng thể kháng tiểu cầu của người bệnh tự phá hủy tiểu cầu của chính bản thân.

Nguyên tắc điều trị là điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc giảm miễn dịch cho bệnh nhân. Vì là bệnh tự miễn nên khó có thể điều trị khỏi.

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Châu Đức (giảng viên Trường ĐH Y Dược Huế) để phòng tránh bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, cần thực hiện một số biện pháp như:

- Thực hiện vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Sử dụng nguồn nước sạch;
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin;
- Quan hệ tình dục an toàn;
- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày;
- Không sử dụng thuốc gây nghiện hay tiêm chích ma túy;
- Hạn chế thức uống có cồn;
- Tránh các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen;
- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần;
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng;
- Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X