Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Bị xuất huyết giảm tiểu cầu có mang thai được không?
Câu hỏi
Chào bác sĩ. Vợ em đi khám bệnh, kết quả bị giảm tiểu cầu có xuất huyết ở chân vết bầm. BS cho em hỏi bệnh này điều trị được không và có mang thai được không, mức độ nguy hiểm? Em cảm ơn bác sĩ tư vấn. Tiểu cầu giảm còn 19.
Trả lời
Ảnh minh họa
Chào em,
Giảm số lượng tiểu cầu có thể do nhiều nguyên nhân, như nhiễm siêu vi, bệnh lý của tủy xương, bệnh của lách, bệnh của gan, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch... Khi tiểu cầu giảm, em sẽ có nguy cơ bị xuất huyết do va chạm nhẹ, thậm chí là xuất huyết tự nhiên.
Tùy vào nguyên nhân gây giảm tiểu cầu mà cách điều trị sẽ khác nhau, ví dụ như giảm tiểu cầu do nhiễm siêu vi thì chỉ cần chờ đợi bệnh nhiễm siêu vi hồi phục là số lượng tiểu cầu tự động tăng lại về bình thường, còn nếu xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (hay vô căn) thì bệnh sẽ theo mình đến suốt đời.
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là một bệnh rối loạn miễn dịch, trong đó có sự bất thường về đông máu. Hiện nay, bệnh được ưa dùng với tên gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể gây ra bầm tìm dưới da và chảy máu lâu cầm. Xét ngiệm máu thấy có giảm số lượng tiểu cầu. Thuật ngữ “ vô căn” được sử dụng trước đây, để chỉ “ không rõ nguyên nhân”. Nó được sử dụng vì trước đây nguyên nhân gây bệnh chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế miễn dịch đã được xác định đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Do đó hiện nay người ta gọi bệnh này là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại tiểu cầu, những tiểu cầu được gắn kháng thể sẽ bị phá hủy tại lách, gây ra giảm số lượng tiểu cầu. Hệ thống miễn dịch bị rối loạn cũng tác động vào những tế bào chịu trách nhiệm sản xuất các tiểu cầu khỏe mạnh. Do đó, việc sản sinh tiểu cầu suy giảm gây ra giảm thêm số lượng tiểu cầu trong máu.
Ở trẻ em xuất huyết giảm tiểu cầu thường xuất hiện sau một đợt nhiễm virus. Ở người lớn bệnh thường xảy ra ở thời gian bất kỳ. Xuất huyết giảm tiểu cầu còn được phân loại thành nguyên phát hoặc thứ phát sau bệnh lý miễn dịch, nhiễm trùng, sử dụng thuốc, có thai, mắc một số bệnh ung thư.
Trong phần lớn người mắc xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh không nghiêm trọng và ít đe dọa đến tính mạng. Người bệnh vẫn có thể có thai nhưng phải cần điều trị để nâng mức tiểu cầu lên an toàn, và quá trình mang thai - sau sinh sẽ cần phải theo dõi rất sát sao.
Vợ em cần khám chuyên khoa Huyết học để bác sĩ làm các xét nghiệm kiểm tra xác định bệnh, tìm nguyên nhân và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp nhất, em nhé.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình