Hotline 24/7
08983-08983

Thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, phù tủy, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Xin cho tôi hỏi, Mẹ tôi có kết quả chụp MRI thoát vị đĩa đệm thoái hóa đĩa đệm tầng L4/5 ra sau khoang 5mm, dạng trung tâm ép mặt trước bao màng cứng, chèn ép rễ thần kinh L5. Gãy xẹp đốt sống D12 có tín hiệu phù tủy xương. Mẹ đã uống thuốc 2 tháng ở BV Chợ Rẫy chỉ hết 4 phần, còn tê chân rất nhiều, chỉ bớt đau. Xin BS tư vấn giúp.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Thoát vị đĩa đệm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thoát vị đĩa đệm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trường hợp của mẹ bạn bị thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, phù tủy, nếu đáp ứng kém với điều trị nội khoa (dùng thuốc) thì có cân nhắc đến chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, trên phim MRI có hình ảnh gãy xẹp đốt sống thì còn phải đánh giá loãng xương (đo mật xương) cho bệnh nhân nữa.

Phẫu thuật cột sống là một cuộc phẫu thuật lớn, do đó BS phải đánh giá lại toàn bộ bệnh án của bệnh nhân, bao gồm tuổi, bệnh đi kèm, các thuốc đã dùng, nguy cơ phẫu thuật…mới ra quyết định cuối cùng được. Em cho mẹ em tái khám tại chuyên khoa Ngoại thần kinh, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau. Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra bạn có thể tham khảo chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y để mau hết bệnh.

Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:

- Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại;
- Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hưỡng dẫn của bác sĩ;
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
- Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X