Hotline 24/7
08983-08983

Suy nghĩ bản thân không thuộc thế giới này, không thích tiếp xúc... có được coi là bệnh tâm lý?

Câu hỏi

Chào BS, Em thường có những suy nghĩ mình không thuộc về thế giới này, cảm giác mình không muốn tồn tại và thường có các kiểu như thích ở trong nhà tắm lâu, mưa và mỗi khi trời tối là muốn ra ngoài hiên ngồi nhìn thẫn thờ hàng giờ đồng hồ, nếu không ai nhắc thì không biết mình đã ngồi bao lâu. Em thích vẽ những bức tranh có đề tài thiên nhiên có tông màu lạnh như đen, trắng, tím đậm, xanh đậm... và không thích tông màu nóng. Em thích biển và thời tiết lạnh. Em hay cười như một bản năng, không thích tiếp xúc nhiều người, chỉ muốn ở một căn phòng tối một mình và yên tĩnh. Em thích cầm điện thoại đọc những câu truyện ngôn tình như các bạn. Em làm theo bản năng, giống cô gái hay cười và yêu đời hay thể hiện khi giao tiếp xã hội. Vậy theo BS những điều trên có được coi là bệnh tâm lý không?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Quả thật, trong độ tuổi mười mấy đôi mươi, suy nghĩ và cảm xúc của các em chưa ổn định, một phần là do nội tiết tố nhưng chủ yếu là do áp lực từ bên ngoài, mà từ đó có thể nảy sinh những hành vi, suy nghĩ không đúng, do chưa kiểm soát được cảm xúc của mình, do áp lực của gia đình hay những nỗi lòng bức bách không giải tỏa được, cũng có khi là kiểu tuýp người quá nghệ sĩ.

Với các thông tin em nêu trên thì chưa đủ dữ kiện để chẩn đoán em bị rối loạn tâm thần - tâm lý.
Trước mắt, em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế cafe uống vào buổi tối, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, tham gia hoạt động xã hội... nếu vẫn không bớt hay nặng hơn, nói cách khác là em không kiểm soát được cảm xúc của mình, không còn phân biệt được giữa thực và ảo thì cần tâm sự với gia đình và khám tâm lý - tâm thần.

Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn nhân cách...

Để chẩn đoán một người có trầm cảm không, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì BS và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, BS phải dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Nếu em có bệnh thì việc điều trị thuốc kèm tư vấn tâm lý sẽ giúp em mau chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Em mới 18 tuổi thì tốt nhất nên tâm sự, chia sẻ với người thân nào mà em tin cậy nhất và cùng người đó cùng đi khám với em thì tốt hơn nhiều.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý - thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não bộ của bạn bằng cách gây ra một sự mất cân bằng hóa học. Chúng có thể gây rối loạn nhẹ đến nghiêm trọng trong cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách bạn cảm nhận được con người và sự kiện trong cuộc sống của bạn. Bệnh tâm lý - thần kinh có thể là một tình trạng mãn tính, nhưng có thể được kiểm soát với sự giúp đỡ của bác sĩ.

Một số trong những rối loạn thường gặp là: trầm cảm lâm sàng (hay thường gọi là trầm cảm), rối loạn lưỡng cực, lo âu, stress sau chấn thương (PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và loạn thần. Một số bệnh tâm lý - thần kinh tập trung vào vài nhóm bệnh nhân nhất định, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh chỉ xảy ra ở các bà mẹ mới sinh con.

Sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trong cuộc sống để lại một tác động lớn đến tính cách và hành vi của bạn. Những sự kiện như bạo hành gia đình hoặc lạm dụng trẻ em, hoặc căng thẳng nặng nề kéo dài. Bệnh này làm thay đổi cách chúng ta đương đầu với căng thẳng, quan hệ với những người khác, và đưa ra những lựa chọn. Nó có thể dẫn đến những suy nghĩ bạo lực và tự hại. Vì lý do này, sức khỏe tâm thần của bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu và niên thiếu qua tuổi trưởng thành.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X