Hotline 24/7
08983-08983

Quan hệ tình dục đường hậu môn không dùng BCS có nguy cơ nhiễm HIV không?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Hồi tháng 11/2017 mình có quan hệ đồng tính nam không BCS với 1 người lạ qua một ứng dụng. Đó cũng là lần đầu của mình nên có chảy chút máu ở hậu môn. Sau đó mình không liên lạc gì với anh kia nữa. Một thời gian sau mình có quen một anh khác. Mình và anh ấy có quan hệ nhiều lần với nhau trong khoảng thời gian từ tháng 03/2018 đến tháng 07/2018. Lần nào quan hệ mình và anh ấy đều dùng BCS. Bác sĩ cho mình hỏi có khả năng nhiễm HIV không, bởi mình có quan hệ bằng miệng? Từ hồi tháng 07/2018 mình phải đi công tác cho đến giờ là cuối tháng 03/2019 mình vẫn chưa quan hệ với ai. Mình lo nhất là cái lần quan hệ qua đường kia. Mong bác sĩ có thể giải đáp câu hỏi và chia sẻ để mình bớt chút âu lo. Mình cũng muốn đi xét nghiệm HIV nhưng một phần hơi ngại, chưa đủ tự tin, một phần chủ quan tại mình nghĩ chưa có vấn đề gì với mình. Cơ thể mình dạo này hơi mệt mỏi, đau ê ẩm người, ăn mà không tăng cân cỡ 4 năm nay rồi. Thi thoảng mình bị ngứa họng, sổ mũi vào sáng và tối, kiểu thi thoảng trong ngày; mình có cảm giác trực sốt nhẹ (người hơi nóng, thở nóng).

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Xét nghiệm HIV. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm HIV. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

HIV giai đoạn đầu có rất ít triệu chứng, đôi khi không khác gì với nhiễm siêu vi thông thường. Hành vi quan hệ tình dục đường hậu môn không dùng bao trong năm 2017 là hành vi có nguy cơ lây nhiễm cao (do có chảy máu). Do đó cách tốt nhất là bạn phải đi xét nghiệm máu.

Hiện nay các xét nghiệm này có thể thực hiện ở nhiều trung tâm y tế, đảm bảo tính bảo mật và an toàn tuyệt đối. HIV hiện nay cũng đã có thuốc điều trị giúp người bệnh có thể hoà nhập cuộc sống, tránh lây nhiễm và sống khoẻ mạnh lâu dài. Do đó bạn nên khám, phát hiện sớm để kịp thời chữa trị bạn nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Các loại xét nghiệm HIV:

- Xét nghiệm kháng thể

Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất khi bạn đi xét nghiệm HIV. Phương pháp này giúp gián tiếp chỉ ra sự có mặt của Virus HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym gọi là xét nghiệm Elisa.

Nếu kết quả dương tính thì xét nghiệm Elisa sẽ được làm lại. Nếu vẫn dương tính tiếp thì sẽ sử dụng một phương pháp khác có tên Western Blot để xét nghiệm, hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

- Xét nghiệm Elisa

Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm nhằm xác định kháng thể kháng HIV có trong huyết thanh của người nhiễm bệnh. Xét nghiệm này có quá trình như sau:

+ Kháng nguyên HIV được phủ lên trên những hạt nhựa gắn Elisa.

+ Huyết thanh người có chứa kháng thể và nếu người bệnh bị nhiễm HIV thì huyết thanh sẽ có kháng thể kháng HIV (kháng thể thứ nhất). Kháng thể này sẽ gắn với kháng nguyên HIV đã được gắn trên hạt nhựa.

+ Kháng immunoglobulin (kháng thể kháng kháng thể người) có chứa enzym. Đây là loại kháng thể thứ hai và nó sẽ gắn với kháng thể kháng HIV nếu kháng thể này hiện diện. Chỉ thị màu sẽ hiển thị nếu enzym của kháng thể thứ hai hoạt động gắn vào kháng thể thứ nhất.

- Test nhanh

Hiện nay có khá nhiều loại Test nhanh để chẩn đoán nhanh về tình trạng nhiễm HIV (Tùy theo từng đơn vị nhập mà các Test nhanh này có thể khác nhau). Giá trị của các xét nghiệm chẩn đoán dương tính của loại Test này đạt khoảng 99%.

- Xét nghiệm trực tiếp

Phương pháp này nhằm mục đích phát hiện nhanh chóng chính thể nguyên thể của Virus HIV có trong cơ thể bệnh nhân hay không bằng một loạt các phương pháp khác nhau.

Những phương pháp này bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên P24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại vi và cuối cùng là thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase.

Hiện nay, phương pháp xét nghiệm HIV gián tiếp là phương pháp được phổ biến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất. Đối với xét nghiệm HIV trực tiếp, chỉ sử dụng khi thấy thực sự cần thiết, hoặc sử dụng phương pháp xét nghiệm gián tiếp không hiệu quả mà thôi.

Bản chất của xét nghiệm HIV là tìm kháng thể kháng HIV, nhờ đó có thể gián tiếp chẩn đoán người đó có nhiễm HIV hay không. Cần có một khoảng thời gian chờ để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm. Khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ” rơi vào tầm khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp lên đến 6 tháng).

Nếu bạn đi xét nghiệm HIV theo phương pháp Test nhanh thì chỉ mất khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút. Nếu xét nghiệm theo phương pháp Elisa thì mất thời gian khoảng 3 tiếng.

Hiện nay, không hề có một mức phí thống nhất cho một đợt xét nghiệm HIV. Thậm chí ở một số điểm hoặc trung tâm y tế có thể xét nghiệm miễn phí.

Tuy nhiên, nếu bạn cần biết thì có thể tham khảo những mức phí sau đây: Xét nghiệm HIV 3 phương pháp (Test nhanh + Xét nghiệm HIV Ag/Ab Combo + Xét nghiệm kháng thể kháng HIV Anti-HIV Elisa).

Khi đi xét nghiệm HIV, bạn hoàn toàn có quyền được bảo mật mọi thông tin cá nhân. Khi gặp gỡ bác sĩ xét nghiệm, thông thường bạn sẽ được hỏi tên và có thể là cả địa chỉ. Nhưng nếu bạn không muốn cung cấp tên và địa chỉ thì điều đó hoàn toàn được đáp ứng. Kết quả xét nghiệm cũng sẽ được giữ bí mật.

Hiện nay có nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố lớn có khả năng xét nghiệm HIV vô cùng chất lượng và bảo đảm bí mật tuyệt đối. Một số các trung tâm y tế tỉnh cũng có dịch vụ này. Bạn có thể đến những nơi đó để xét nghiệm.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X