Hotline 24/7
08983-08983

Nổi loạn tuổi dậy thì, cha mẹ nên lắng nghe con trai như thế nào?

Câu hỏi

Tôi có 2 con trai, hiện nay con trai năm nay 16 tuổi (SN 2006) cả nhà đang rất hoang mang vì cháu hiện tại có nhiều vấn đề: Bướng, chán nản, không nghe lời và không muốn ở nhà. Học không vào và không muốn đi học. Tóm lại cháu phản kháng lại bố mẹ. Bản thân tôi nghĩ cháu có dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì. Tôi muốn được tư vấn để giúp cháu ổn định lại và có cái nhìn tích cực hơn với cuộc sống. (Thanh Mai - mainguyen765...@gmail.com)

 

Trả lời

Những thay đổi tâm lý của con trai ở tuổi dậy thì có thể dẫn đến sự khác biệt trong hành vi, lời nói, suy nghĩ và tính cách (Ảnh minh họa)

Chị Thanh Mai thân mến,

Đầu tiên, gia đình nên tránh nhìn nhận sự thay đổi trong hành vi này là phản kháng hoặc cố tình gây mất trật tự gia đình. Đây là một bước ngoặc trong quá trình phát triển của mỗi con người, đi kèm với rất nhiều thay đổi về thể chất. Đặc biệt ở trường hợp các bạn nam, trong lứa tuổi dậy thì, cơ thể sản xuất gấp 10 cho tới 30 lần lượng nội tiết tố testosterone. Loại nội tiết tố này ở hàm lượng cao có thể làm cho con người trở nên cạnh tranh hơn, hung dữ hơn và chọn lựa những hành vi có rủi ro cao hơn.

Về mặt tâm lí, các bạn ở lứa tuổi này thường dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh vì đây là thời điểm các bạn hình thành cá tính, con người riêng. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm xa cách và tách rời khỏi những giá trị và kỳ vọng của gia đình. Nếu như gia đình nhìn nhận và tiếp cận hành vi này theo hướng bướng và phản kháng gia đình, thì chỉ đang nhìn về triệu chứng của vấn đề chứ không tiếp cận nguồn gốc và hỗ trợ để chàng trai phát triển một cách tốt nhất.

Điều đầu tiên, gia đình nên thiết lập một cách giao tiếp cởi mở, tránh sử dụng từ ngữ có tính đánh giá và phán xét cao. Gia đình nên tạo điều kiện cho chàng trai cảm nhận được cảm giác an toàn khi chia sẽ những suy nghĩ của bản thân.

Gia đình nên sử dụng những câu từ “cảm”. Ví dụ: Bố mẹ cảm thấy lo lắng khi nhìn nhận những thay đổi quá đột ngột của con. Sau đó gia đình mình sẽ phân tính những cái lợi và hại xuất ra từ lựa chọn của chàng tai, để cho bạn thấy được là gia đình ủng hộ bạn trong quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, để chàng trai đạt được kết quả tốt nhất với những trải nghiệm đó, phải cần có một giới hạn nhất định mà bậc cha mẹ và bạn đồng ý đặt ra.

Mục đích phụ của việc sử dụng câu từ cảm để tránh đặt chàng trai vào thế bị động, để phải đấu tranh trực tiếp cho lựa chọn của mình. Đặc biệt ở độ tuổi này, chàng trai đang phải tập kiểm soát hành vi và lời nói của mình khi mà lượng testosterone sản sinh quá nhiều trong cơ thể. Ngoài ra, câu từ cảm cũng được sử dụng để cho chàng trai thấy được là sự trưởng thành đi đôi với trách nhiệm. Những hành động và lời nói của mình dù có nhỏ như thế nào cũng có thể làm ảnh hưởng tới người xung quanh, đặc biệt với gia đình.

Hy vọng rằng câu trả lời này mang tới kết quả tích cực cho gia đình. Nếu có thắc thêm xin hãy liên hệ với Alobacsi.com.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X