Hotline 24/7
08983-08983

Lên hạt ở họng, nuốt nước bọt bị đau, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Mấy hôm nay em bị lên hạt ở họng và lưỡi. Nuốt nước bọt bị đau. Đau lên tai. Bác sĩ cho em hỏi đây là triệu chứng của bệnh gì ạ?

Trả lời
Viêm họng cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm họng cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Triệu chứng nuốt đau, nổi hạt ở họng và lưỡi là triệu chứng thường gặp trong viêm họng cấp. Trong phân ngành y khoa có hẳn 1 chuyên khoa là chuyên khoa Tai Mũi Họng, bởi vì 3 cơ quan này thông thương được với nhau, dịch viêm từ vùng này có thể di chuyển tới vùng kia.

Cụ thể như dịch viêm từ mũi có thể chảy theo lổ mũi sau vào hầu họng, thành sau họng có ống vòi nhĩ nối với tai giữa nên dịch viêm từ tai giữa có thể chảy vào hầu họng và dịch viêm từ hầu họng có thể theo ống vòi nhĩ đến tai giữa gây viêm tai giữa và ù tai, đau nhức tai. Như vậy, người bị viêm họng cấp cũng có thể viêm tai giữa, gây đau tai kèm đau họng.

Do đó, em cần đến khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để định bệnh, mức độ và điều trị thích hợp. Song song đó, em chú ý rửa mũi bằng nước muối sinh lý trước và sau khi đi ra đường, trước và sau khi ngủ dậy, giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng đầu mặt cổ, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa / quạt định kỳ, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tối nên nằm đầu cao, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang, nên tiếp xúc với ánh nắng sớm 30-45 phút mỗi ngày.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Bị ho, ngứa họng, triệu chứng bệnh gì?

Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Bệnh thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, sởi...

Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội).

Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

Để phòng ngừa viêm họng cấp, cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.

Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.

Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.

Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình, dùng theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị. Khi bị viêm họng kéo dài cần tới thăm khám để được điều trị tránh một số biến chứng không đáng có xảy ra.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X