Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Không đi tiểu được khi có người bên cạnh, em bị yếu tố tâm lý phải không?
Câu hỏi
Chào BS, Em năm nay 30 tuổi, không biết bị gì mà từ năm 16 tuổi đến giờ em không đi tiểu được khi có người bên cạnh, em chỉ tiểu được nơi kín đáo, không có người. Do em bị yếu tố tâm lý phải không BS? Bình thường em đề ba rất lâu, khoảng 10 đến 20 giây em mới tiểu được. BS tư vấn giúp cho em biết em bị gì và cách chữa trị như thế nào, vì hiện tại việc này gây ảnh hưởng rất nhiều cho em. Em cảm ơn BS nhiều.
Trả lời
“Em không đi tiểu được khi có người bên cạnh, em chỉ tiểu được nơi kín đáo, không có người” đó là vấn đề về tâm lý, không có gì phải xấu hổ, không đáng ngại và không cần điều trị.
Tuy nhiên, triệu chứng “bình thường em đề ba rất lâu, khoảng 10 đến 20 giây em mới tiểu được” là dấu hiệu bất thường, cho thấy đường tiểu không được thông thoáng tuyệt đối, vấn đề có thể tại bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo, bao quy đầu, hiếm khi là tiền liệt tuyến ở người trẻ. Nhưng em cần phải khám BS chuyên khoa Tiết niệu nam khoa (như ở BV Bình Dân - TPHCM) để được kiểm tra sớm và điều trị thích hợp.
Thân mến.
Bình thường, khi lượng nước tiểu trong bàng quang có từ 250ml-800ml sẽ gây kích thích buồn tiểu; lưu lượng nước tiểu thải ra khoảng 20ml/giây. Tiểu lâu, hay tiểu khó là biểu hiện của sự kháng cự của các lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Các nguyên nhân chung thường là: các bệnh do tổn thương tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do khối u, các bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống; sau chấn thương có vỡ xương chậu; sau mổ vùng bàng quang, sỏi bàng quang; các bệnh ở vùng bàng quang như: các khối u, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang... hoặc do viêm nhiễm lâu ngày. Khi gặp các nguyên nhân trên, bạn cần đi khám chuyên khoa thận - tiết niệu hoặc khám nam khoa để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh bí tiểu, tiểu khó, có như thế việc điều trị bệnh mới dứt điểm và hiệu quả. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình