Hotline 24/7
08983-08983

Khi nào nên xông lá và cần lưu ý gì?

Câu hỏi

Khi nào chúng ta nên xông lá? Xông lá không đúng cách ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, thưa bác sĩ?

Trả lời

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ

Giảng viên Đại học Y dược TPHCM - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

xông lá khi bệnh

Khi có các triệu chứng của cảm cúm, việc xông lá sẽ giúp giảm bớt bệnh

Chào bạn,

Bạn có thể dùng nồi xông để chữa chứng phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau người, sổ mũi, hắt hơi, ho, không ra mồ hôi, hoặc ra mô hôi ít. Tổng trạng bình thường.

Lưu ý, không nên xông khi có sốt cao, sợ nóng không sợ lạnh, ra nhiều mô hôi, không khát nước. Cơ thể suy nhược, vừa ốm khỏi, già yếu, mệt mỏi, thiếu máu, đang mang thai hoặc vừa mới sanh, đang bị tiêu chảy. Không xông đối với trường hợp cảm thử (cảm nắng), có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả.

Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông.

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng...) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.

Không nên xông quá 15-20 phút, vì nếu xông quá lâu có thể gây đổ mồ hôi nhiều, làm mất nước, người chóng mặt, khó chịu. Cẩn thận khi xông để tránh bị bỏng.

Bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã.

Thân mến.

(Trích từ BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ: Xông lá trị cảm lạnh bao nhiêu phút là đủ?)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X