ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Chào BS, Em bị nhiễm trùng niệu cách đây hơn 6 tháng và đang điều trị. Sau đó em có phát hiện thêm mình bị viêm dạ dày nặng. 2 ngày nay em bị sốt tiểu tiện và đại tiện đều xuất hiện máu (ít), trong người em có sốt nhẹ và ho khang ít hơi ngứa cổ họng (BS nói trong họng em có mủ). Em bị ói liên tục chóng mặt 2 hôm nay làm em rất khó chịu ảnh hưởng đến công việc. Hôm nay em lại BV kiểm tra thì kết quả của em bị nhiễm trùng niệu, còn kết quả xét nghiệm huyết học như sau: WBC; 7.4 (4 - 10) LYM#: 7 (0.6 - 3.4) MONO#: 0 (0 - 0.9) NEU#: 0.4 (2 - 6.9) BASO#: 0 (0 - 0.2) EOS#: 0 (0 - 0.7) LYM: 94.1 (10 - 50) NEU: 5.5 (37.0 - 66) MONO: 0.4 (0 - 12) BASO: 0 (0 - 2.5) EOS: 0 (0 - 7) RBC: 4.47 (3.5 -5.5) HGB: 13.2 (11 - 16) HCT: 39.9 (37 - 50) MCV: 89.3 (80 - 99) MCH: 29.6 (27 - 31) MCHC: 33.1 (32 - 37) RDW: 13.4 (11.5 - 14 5) PLT: 243 (150 - 450) MPV: 6.2 (7.2 - 11.1) PDW: 16.3 (9 - 35) PCT: 0.150 (0.108 - 0.282) KQ thử nước tiểu LEU: 125++ Em không biết mình gặp vấn đề gì trong khi chỉ số LYM tăng rất cao và Neu lại giảm rất thấp. Em rất lo lắng tình trạng sức khỏe của mình. BS tư vấn giúp em. Ngoài ra em có bệnh viêm xước nhô cao hang môn vị dạ dày mức độ nặng. Và đang điều trị kháng sinh cho nhiễm trùng niệu.
ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) được tìm thấy ở trong ruột, dù bệnh vẫn có thể gây ra do một số loại vi khuẩn khác. Khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên trên các bộ phận khác. Ở phụ nữ, vì đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam, nên nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Vi khuẩn có khả năng đi vào trong đường tiết niệu qua các ống thông dùng trong điều trị y khoa, khi sỏi hoặc các dị tật bẩm sinh làm tắc nghẽn đường tiểu, hoặc sau khi quan hệ tình dục. Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng từ nơi khác đến thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không lây nhiễm, nhưng nên tránh quan hệ tình dục khi đang bị nhiễm trùng do có thể gây đau. Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu) có thể được hạn chế nếu bạn: - Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị; - Vệ sinh sạch sẽ. Phụ nữ sau khi vệ sinh nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạ Nên tắm vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật; - Phụ nữ nên đi tiểu và vệ sinh sạch trước và sau khi quan hệ tình dụ Tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng; - Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn; - Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai; - Dùng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toà Nếu bạn hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn để phòng ngừa bệnh. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình