Hotline 24/7
08983-08983

Hoa mắt, chóng mặt, đói không rõ nguyên nhân... có phải em bị hạ đường huyết?

Câu hỏi

BS tư vấn giúp em, Em thường xuyên bị hạ đường huyết, triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, run, mệt mỏi, tim đập nhanh, bụng đói cồn cào không rõ nguyên nhân, buồn nôn và nôn, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ. BS tư vấn giúp em uống thuốc gì ạ? Cảm ơn BS.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Hoa mắt, chóng mặt do hạ đường huyết? Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hoa mắt, chóng mặt do hạ đường huyết? Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Các triệu chứng mà em liệt kê có thể là biểu hiện của hạ đường huyết, nhưng nếu không có xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đó thấp hoặc không có cải thiện ngay các triệu chứng trên khi ăn món ăn có nồng độ đường cao vào thì chưa chắc gì em bị hạ đường huyết.

Muốn điều trị khỏi bệnh thì phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng mà em liệt kê có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau như u tụy, bệnh lý nội tiết, bệnh lý viêm nhiễm hệ thống… BS không khám trực tiếp cho em và chỉ dựa vào vài triệu chứng trên thì không thể chẩn đoán xác định và kê thuốc như “khai bệnh bốc thuốc ở nhà thuốc Tây” được đâu.

BS cần phải hỏi kỹ từng triệu chứng, tiền căn bệnh lý của em, cũng như thăm khám toàn bộ và làm các xét nghiệm kiểm tra thì mới định được bệnh và có hướng điều trị thích hợp tương ứng.

Em sắp xếp đến BV để kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa Nội tổng quát hay chuyên khoa Nội tiết được, để tránh bỏ sót những bệnh nguy hiểm cũng như chẩn đoán bệnh sớm và điều trị thích hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp. Cơ thể hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.

Tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết. Tụy tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.

Một hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon, có vai trò tăng đường huyết. Khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết.

Ở người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nghĩa là đường huyết cao, bạn vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.

Chứng hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. Chứng hạ đường huyết có thể là tác dụng phụ trong quá trình điều trị các bệnh khác, do thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể.

Đối với hạ đường huyết, phòng bệnh thì hơn chữa bệnh. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chấp nhận. Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.

- Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.

- Hướng dẫn những người bạn sống hoặc làm việc chung rằng bạn mắc bệnh tiểu đường và cách tiêm glucagon nếu bạn bất tỉnh.

- Kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu.

- Không phớt lờ những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị bệnh hạ đường huyết vì bệnh có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não.

- Không nản lòng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và mất thời gian điều chỉnh lượng insulin để được phép tập thể dục.

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X