Hotline 24/7
08983-08983

Hay tưởng tượng rồi cười một mình, phải làm sao?

Câu hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu năm nay 20 tuổi, thường xuyên tưởng tượng về những thứ không có thực về mình như chuyện tình cảm, cuộc sống, việc làm, học tập,... Và tự tưởng tượng ra các cuộc đối thoại sau đó tự cười một mình ạ. Triệu chứng này xuất hiện từ khi cháu bắt đầu học cấp 2, nhưng lúc đó còn nhỏ và cháu nghĩ tuổi trẻ thì việc tưởng tượng cũng không quá to tát.

Nhưng việc này hiện giờ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tập trung của cháu. Việc giao tiếp của cháu rất bình thường nhưng thường là cháu thích ở một mình sau đó ngồi tưởng tượng ra những viễn cảnh ấy và tự cảm thấy hạnh phúc ạ. Gần đây cháu hay có những tưởng tượng không tốt mặc dù cháu không hề muốn nghĩ đến nhưng lại liên tục nghĩ đến trong đầu mà mình không cảm xúc được ạ. Mong bác sĩ giúp cháu giải đáp những vấn đề này với ạ.

(Đoàn Khánh Huyền - Khyn...@gmail.com)

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đây có thể là biểu hiện của tình trạng đa nhân cách, tâm thần phân liệt hay 1 chứng bệnh thuộc về tâm lý - tâm thần khác

Em thân mến,

Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân và tìm đến sự tư vấn của y khoa khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bất thường.

Trường hợp này ở độ tuổi của em là điều ít gặp và cũng là sự tiến bộ.

Hay tưởng tượng, suy nghĩ về cuộc sống và các vấn đề xoay quanh nó là đặc trưng của độ tuổi dậy thì, độ tuổi của sự phát triển và định hình tính cách, khám phá bản thân và khám phá thế giới.

Mơ mộng, tưởng tượng cũng có cái lợi của nó, là tiền đề của sáng tạo, của phát minh và nghệ thuật, cũng cho thấy em phân tích cuộc sống rất kỹ.

Tuy nhiên, nếu em mất kiểm soát những luồng suy nghĩ, tưởng tượng trong đầu mình thì khi đó mọi chuyện đã đi xa hơn rồi.

Đó có thể là biểu hiện của tình trạng đa nhân cách, tâm thần phân liệt hay 1 chứng bệnh thuộc về tâm lý - tâm thần khác.

Rối loạn tâm lý - tâm thần ngày nay rất thường gặp và có thể điều trị được. Tốt nhất, em nên chia sẻ thẳng thắn với bố mẹ hoặc người thân nào đó mà em tin tưởng để cùng em đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Vì để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm lý - tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì, thì bác sĩ chuyên khoa tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai thác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào.

Đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…).

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, em sẽ mau phục hồi, em nhé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X