Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Em bị kim tiêm đâm vào chân khi đá banh, có nguy cơ nhiễm HIV?
Câu hỏi
Em có vài chuyện mong được nghe ý kiến của anh chị: 1. Em đi đá banh, không mang giày. Em đang đá thì bị thứ gì đó đâm vào ngón cái, em quan sát ngay vị trí đó và xung thì chắc hẳn là không có cái bơm tiêm nào, về nhà em thấy chân có 1 vết nhỏ. Em lấy nhíp cậy cậy cái da ra thì thì bên trong có 1 lớp khác, lớp da phía ngoài như bị thứ gì đó cấn làm rách. Em sợ cái đó là kim từ trong bơm rớt ra hay 1 vật bén nhọn nào đó có lẫn máu. Như vậy em có nguy cơ không ạ? 2. Nếu 1 người họ bị thương, nhưng vết thương kiểu như bị sứt đầu ngón tay chảy máu hoặc bị dao cắt chảy máu, họ nhúng tay vào 1 thau nước để rửa và sau đó vẩy nước đó bay vào mắt em thì nguy cơ HIV có xảy ra với em không? Mong các bác sĩ cho em lời khuyên. Em cảm ơn. (Bạn đọc Hà Phương Nam)
Trả lời
Chào em,
Nếu vật nhọn đó là đầu kim tiêm thì em có nguy cơ phơi nhiễm HIV, tương tự như vậy, nếu trong nước rửa vết thương có chứa máu nhiễm HIV bay vào mắt thì em cũng có nguy cơ phơi nhiễm.
Tuy nhiên, phơi nhiễm chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ. Những yếu tố như đường lây, số lượng virus HIV trong dịch tiết tiếp xúc, miễn dịch của bản thân mỗi người sẽ ảnh hưởng lên khả năng chuyển từ phơi nhiễm sang nhiễm virus thật sự.
Nguy cơ lây nhiễm thấp khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.
Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương, viêm loét rộng từ trước.
Do đó, khi bị phơi nhiễm với vết thương hở, việc đầu tiên là phải làm giảm nồng độ virus bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy, rửa kĩ với xà phòng và xát trùng lại với các thuốc sát khuẩn. Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong năm phút. Nếu bắn vào miệng thì cần súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.
Dùng ARV sớm sau phơi nhiễm có thể dự phòng nhiễm trùng toàn thân bằng cách ngăn cản sự nhân lên của HIV trong một vài tế bào bị nhiễm ban đầu. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có chỉ định đối với các trường hợp phơi nhiễm nguy cơ cao do có nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể.
Thân mến.
AloBacsi.com
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình