Em bị hạ huyết áp, hở van tim ¼, giờ lại ù tai thường xuyên?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Em bị hạ huyết áp từ nhỏ nên hay đi truyền nước. Cách đây 2 năm tai em bị ù, em đã đi khám tổng quát cách đây 1 năm BS kết luận em bị hẹp van tim 1/4 em rất lo lắng. BS bảo em không sao vì hẹp van tim nên em thiếu máu lên não gây ù tai. BS cho em đơn thuốc trong 20 ngày, em uống và có uống thêm các loại thuốc bổ dành cho não nhưng vẫn không hết, vẫn bị ù tai thường xuyên vào sáng sớm hoặc lúc em bị giật mình do tiếng động mạnh, tai em rất nhức. Thấy không hết em đi Da Liễu thì BS kê đơn em bị viêm tai cho thuốc và thuốc nhỏ vào tai nhưng tới giờ vẫn không hết mà còn nặng hơn. Em rất lo lắng mong BS có thể giúp em. (Minh Thư – TPHCM)
Trả lời
Bạn Minh Thư thân mến,
Ù tai là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do bệnh lý tại tai và bệnh lý ngoài tai:
1. Bệnh lý tại tai:
- Do thương tổn của ống tai ngoài: nút ráy tai, viêm ống tai.
- Do thương tổn tai giữa: viêm tai giữa, xơ cứng chuỗi xương dẫn truyền âm thanh của tai giữa, thủng màng nhĩ, tắc hay bán tắc tai vòi, là đường thông thương từ tai giữa xuống vòm trong bệnh cảnh viêm mũi xoang, u vòm (ung thư vòm)…
- Do thương tổn tai trong: lão thính, tác dụng phụ hay ngộ độc thuốc, rượu,
tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày…
2. Bệnh lý ngoài tai: u dây thần kinh VIII, rối loạn khớp hàm, thoái hoá cột sống cổ, xốp xơ tai (xơ cứng chuỗi xương con trong tai giữa), phình động mạch cảnh, bệnh lý mạch máu gây ù tai dạng mạch đập (xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rò động - tĩnh mạch lân cận)…
Như vậy, ù tai là một triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, việc thăm khám xác định nguyên nguyên nhân đòi hỏi phải phối hợp nhiều chuyên khoa, nhiều kỹ thuật cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán.
- Bạn hãy tới bệnh viện khám tổng quát phát hiện các bệnh lý nội khoa: cao hay hạ huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, chức năng thận, tiền sử dùng thuốc, chế độ ăn và dị ứng...
- Khám tổng quát vùng tai mũi họng cho hầu hết các trường hợp ù tai: nội soi tai mũi họng, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ…
- Thăm dò chức năng nghe: đo thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp, đo âm ốc tai (OAE) để đánh giá thương tổn ốc tai, ABR (điện thính giác thân não).
Trường hợp của bạn, ù tai có nguyên nhân sinh bệnh khá phức tạp, bạn cần tới bệnh viện, các bác sĩ khám tai mũi họng, khám nội khoa tổng quát..., hội chẩn xác định bệnh sinh, theo dõi và điều trị tiếp tục theo chỉ dẫn của bác sĩ.
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình